Mục lục bài viết
Hiện nay, nhu cầu người dân sử dụng nhà chung cư rất cao. Vì nhà chung cư mang lại rất nhiều tiện ích, một môi trường sống văn minh, thuận tiện cho người dân đặc biệt là dân văn phòng, lao động trí thức,... Vì sống trong môi trường vậy nên ở đây có những quy tắc trong khuôn khổ như những quy tắc về quản lý sử dụng nhà chung cư, các nội quy tại nhà chung cư, các loại phí bảo trì tại chung cư,...Nhưng bên cạnh đó, có một vài vấn đề khi khách hàng sử dụng chung cư còn thắc mắc như ban quản trị nhà chung cư sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư sai mục đích. Sau đây Luật Minh khuê sẽ gửi tới khách hàng về mức xử phạt khi sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì chung cư.
1. Quỹ bảo trì nhà chung cư là gì?
- Theo khoản 3 điều 3 luật nhà ở 2014 quy định Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các căn hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng với mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo trì chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Căn cứ theo khoản 1 điều 108 Luật Nhà ở 2014 quy định về kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:
- Đối với căn hộ thì phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải trả 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; Khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;
- Đối với căn hộ thì phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà vào chung cư sử dụng, trừ vaò phần diện tích thuộc chủ sở hữu chung thì đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần diện tích này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất tại tòa chung cư đó.
- Trong trường hợp kinh phí bảo trì nêu trên không đủ để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
2. Mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư
Mục đích của phí bảo trì nhà chung cư là duy tu, bảo dưỡng các phần sở hữu chung của chung cư. Vì sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của thời tiết, khí hậu và con người chung cư sẽ bị xuống cấp, cơ sở vật chất bị xuống cấp. Việc sửa chữa và thay mới là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo chất lượng nhà ở và sự an toàn của toàn bộ người dân sống trong chung cư. Quỹ bảo trì chung cư sẽ chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư chứ không được phép sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác.
Phí bảo trì chung cư được sử dụng để:
Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung;
Bảo trì hệ thống các thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư bảo gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống gió, hệ thống cấp điện chiếu sáng, nước sinh hoạt,....và các thiết bị khác dùng trong nhà chung cư;
Bảo trì hệ thống hạ tầng kĩ thuật bên ngoài kết nối với nhà chung cư, các công trình công cộng; xử lý nước thải ứ nghẹn, hút bể phốt định kì, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải ở chung cư;
Các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.
3. Nguyên tắc đảm bảo khi bảo trì nhà chung cư
Theo điều 32 thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định rõ nguyên tắc bảo trì nhà chung cư như sau:
- Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để duy trì chất lượng của nhà ở và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Việc bảo trì sở hữu riêng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác và các hệ thống công trình, thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.
- Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích để ở và sử dụng hỗn hợp những pkhoong phân chia riêng biệt được phần sở hữu của khu căn hộ, khu văn phòng, dịch vụ, thương mại, được thực hiện theo kế hoạch bảo trì
- Việc bảo trì phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng cụm nhà chung cư thực hiện,,...
4. Mức phạt khi sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư
Quỹ bảo trì nhà chung cư sẽ do ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư. Hành vi sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo chế tài sau:
Căn cứ thoe khoản 2 điều 69 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, cụ thể:
- Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với các hành vi sau: Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định. Bênh cạnh đó, Ban quản trị chung cư còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì quyền sở hữu chung đúng quy định theo điểm g khoản 3 điều 69 nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
Bài viết trên công ty Luật Minh Khuê đã gửi tới khách hàng mức xử phạt khi sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư và các vấn đề liên quan đến ũy bảo trì chung cư. Trong bài viết có mục nào chưa rõ hoặc khách hàng có gì thắc mắc thì liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 19006162 để được tư vấn cụ thể. Xin trân trọng cảm ơn!