Luật sư tư vấn:

1. Súc vật là gì?

Theo từ điển tiếng việt, Súc vật hay còn gọi là vật nuôi theo cách hiểu chung nhất là những loài động vật được nuôi trong nhà, chúng có thể được thuần hóa (hoàn toàn) hoặc bán thuần hóa (thuần hóa một phần) hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện. Súc vật có thể bao gồm gia súc, gia cầm, thú cưng hoặc vật nuôi khác. Súc vật được nuôi và sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, thể thao, giải trí, bầu bạn và các công việc khác. Dưới đây là danh sách liệt kê các loài động vật được nuôi trong nhà.

Súc vật được hiểu đó là “thú vật nhà”, hay “thú vật nuôi trong nhà”, “con vật nuôi trong nhà”. Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất thì “súc vật là những loại vật nuôi trong nhà”. Tuy nhiên, vật nuôi trong nhà có thể là thú hoặc chim, mà súc vật là động vật thuộc lớp thú, đó là “một loài động vật có 4 chân, có vú và sinh con”, khác với gia cầm là “giống vật có cánh nuôi trong nhà như gà, vịt, ngỗng”. Ngoài ra, súc vật còn được hiểu là “thú dữ được thuần hóa,...”.

Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra khái niệm súc vật, nhưng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về súc vật được đưa ra. Nhìn chung, các cách định nghĩa này đều khẳng định súc vật là loài thú đã được thuần dưỡng để nuôi ở trong nhà.

Vậy thú giữ và súc vật khác nhau hay giống nhau? Thú dữ có những đặc điểm khác biệt so với súc vật, trong đó đặc điểm đặc biệt quan trọng đó là con người chưa thể thuần dưỡng được thú dữ. Còn những loài thú mà có thể thuần dưỡng để nuôi trong nhà thì về bản chất đều “không dữ”. Do đó, ta chỉ nên coi súc vật là một loài thú (không dữ) chứ không nên coi chúng là thú dữ. Từ những phân tích này, có thể đưa ra khái niệm súc vật như sau:

Súc vật là những loài động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những vật nuôi trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, con người có thể điều khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của mình.”

 

2. Thú dữ là gì?

Thú giữ có thể hiểu đây là những con vật hú lớn, rất dữ, như hổ, báo,... có thể làm hại con người; thường dùng để ví những kẻ hung dữ, độc ác. Tuy nhiên chưa có định nghĩa nào quy định về thú giữ, tuy nhiên tại từ điển bách khoa toàn thư có định nghĩa về thú giữ tấn công, cụ thể như sau:

Theo từ điển bách khoa toàn tư mở, động vật tấn công hay đôi khi còn được gọi là thú dữ tấn công chỉ về các vụ tấn công của động vật lên con người. Các cuộc tấn công động vật là một nguyên nhân phổ biến của tử vong và thương tích. Tần số các cuộc tấn công động vật thay đổi theo vị trí địa lý và thời kỳ lịch sử. Các trường hợp của các cuộc tấn công có thể được quy cho các động vật bị giam giữ hoặc mắc kẹt trước khi một cuộc tấn công. Bị thương nặng và tử vong có nhiều khả năng sẽ được phát sinh bởi trẻ sơ sinh, trẻ em và những người có khả năng hạn chế để bảo vệ mình chống lại một con vật.

Các cuộc tấn công trên động vật đã được xác định là một vấn đề y tế công cộng. Năm 1997 người ta ước tính rằng có đến 2 triệu súc vật cắn xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ. Chấn thương gây ra bởi các cuộc tấn công động vật dẫn đến hàng ngàn trường hợp tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Tất cả các nguyên nhân tử vong được báo cáo cho Trung tâm kiểm soát dịch bệnh mỗi năm. Mã chấn thương y tế được sử dụng để xác định các trường hợp cụ thể. Tổ chức Y tế Thế giới sử dụng mã hóa giống hệt nhau, mặc dù nó vẫn chưa rõ liệu tất cả các nước theo dõi các trường hợp tử vong do động vật.

Những vụ tấn công này có thể bắt nguồn từ các loài hoang dã như lợn rừng, voi rừng, khỉ… là những loài thú rừng hung dữ có thể gây ra những vụ động vật tấn công dân cư đáng sợ nhưng cũng có thể là những loài động vật tưởng chừng có thể dễ dàng thuần hóa, thuần dưỡng thành thú cưng, nhưng có thể gây ra những vụ thú dữ tấn công chủ thê thảm nhất. Thuật ngữ này chỉ nêu lên những hành động tấn công và không bao gồm các vụ tập kích giết người để ăn thịt. Hầu hết trong các vụ bị thú rừng tấn công, người dân đều rơi vào tình trạng hoảng loạn, bỏ chạy. Điều đó, khiến cho thú rừng tưởng đó là con mồi nên săn đuổi cho bằng được.

 

3. Súc vật có đặc điểm như thế nào?

Súc vật cũng là một trong các loài động vật như đã phân tích ở trên, nên cũng có đầy đủ các đặc điểm của động vật. Ngoài ra, súc vật cũng có những đặc điểm riêng có thể phân biệt với thú dữ, cụ thể như:

Thứ nhất, súc vật thường là những động vật đã được con người thuần dưỡng

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ việc chỉ biết săn bắn, hái lượm các loài động, thực vật có sẵn trong tự nhiên, con người đã biết thuần dưỡng một số loài động vật (trong đó có súc vật) trở thành các vật nuôi ở trong nhà. Việc thuần dưỡng này nhằm tạo ra những nguồn lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Ban đầu, việc thuần dưỡng nhằm để khai thác những lợi ích về vật chất (các loài động vật được nuôi để lấy thịt, hoặc lấy sức kéo như trâu, bò, lợn, dê,...). Dần dần, nhu cầu của con người ngày một nâng cao, nên việc thuần dưỡng các loài động vật còn nhằm phục vụ cho các mục đích về tinh thần (các loài động vật được nuôi làm cảnh). Cho dù việc thuần dưỡng nhằm phục vụ cho mục đích nào thì súc vật cũng được coi là những loài động vật có bản chất hiền lành, dễ thích ứng với môi trường sống của con người, sống thân thiện với con người. Ngoài ra, các loài thú hoang dã khác chưa được thuần dưỡng như trâu rừng, bò rừng, lợn rừng,... cũng thuần tính như súc vật. Những loài động vật này cũng sống thân thiện với môi trường tự nhiên và các loài động vật khác nên không xếp vào nhóm thú dữ, bởi vì thú dữ là loài động vật mà cho dù sống trong môi trường tự nhiên hay sống trong sự quản lý chặt chẽ của con người thì cũng sẵn sàng tấn công bất cứ mục tiêu nào nếu có cơ hội. Tuy nhiên, những loài thú hoang dã này cũng không phải là súc vật, nên vấn đề bồi thường thiệt hại do các loài thú hoang dã gây ra sẽ được tác giả phân tích trong nội dung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các loại động vật khác gây ra.

Thứ hai, súc vật là động vật sống cùng với môi trường sống của con người

Thông thường, các loài súc vật thường sống trong cùng khu vực mà con người sinh sống, có sự tiếp xúc với con người hàng ngày, hàng giờ. Bởi vì, mục đích của việc thuần dưỡng các loài súc vật này là để phục vụ cho các nhu cầu của con người. Đây cũng là đặc điểm có thể phân biệt với thú dữ. Thông thường thú dữ thường sống trong môi trường tự nhiên như các khu rừng. Tuy nhiên, nhằm phục vụ các mục đích khác nhau (khai thác lợi ích, bảo tồn và phát triển loài,...) mà nhiều loài thú dữ cũng sống trong những khu vực mà con người quản lý. Nhưng dù sống trong các khu vực mà con người kiểm soát, thì những loài thú dữ cũng được quản lý chặt chẽ, gần như tránh hoàn toàn sự tiếp xúc của những người xung quanh với chúng.

Thứ ba, súc vật thường gây thiệt hại khi bị đe dọa

Không giống như thú dữ - những loài động vật có bản tính hung dữ, luôn luôn sẵn sàng tất công bất cứ mục tiêu nào ở gần hoặc ở trong tầm ngắm của chúng, bất kể các mục tiêu đó có hoặc không có biểu hiện đe dọa hoặc tấn công chúng, thì chúng cũng sẵn sàng tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, hầu hết các loài súc vật nuôi trong nhà hay sống trong môi trường tự nhiên chỉ tấn công con người cũng như các mục tiêu khác khi bị đe dọa. Hoạt động tấn công của chúng chủ yếu là nhằm tự vệ. Nhưng hoạt động tấn công của thú dữ không nhằm tự vệ mà đó là những hoạt động tấn công một cách chủ động. Điều này cũng cho thấy, khả năng súc vật gây thiệt hại cho con người không cao như thú dữ.

Thứ tư, con người có thể dễ dàng kiếm soát được hoạt động của súc vật

Khi súc vật đã được thuần dưỡng sẽ lành tính hơn và thường chấp nhận sự kiểm soát của con người, tức là hầu hết các loài súc vật được thuần dưỡng nuôi trong nhà không thể vượt khỏi tầm kiểm soát của con người ngay cả khi con người đang không trực tiếp quản lý chúng (ví dụ: trâu, bò nhốt trong chuồng thường không có phản ứng vượt ra ngoài). Súc vật thường chỉ gây thiệt hại khi chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng không quản lý chúng một cách chặt chẽ. Do đó, hầu hết các trường hợp súc vật gây thiệt hại, đều xuất hiện yếu tố lỗi củạ người có trách nhiệm quản lý, của người bị thiệt hại, hoặc người thứ ba. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng cho thấy sự khác biệt giữa súc vật và thú dữ. Thú dữ là loài động vật “không chấp nhận” sự kiểm soát của con người, chúng luôn có ý thức phản kháng lại trước sự quản lý của con người. Ngay cả khi đang nằm trong sự kiểm soát của con người, nhưng chỉ cần một sơ ý nhỏ của người quản lý, thú dữ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, thậm chí tấn công cả người đang quản lý. Đây chính là đặc điểm cho thấy yếu tố lỗi không phải là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra.

 

4. Súc vật có phải là loài vật đã được con người thuần dưỡng?

Súc vật được hiểu đó là “thú vật nhà”, hay “thú vật nuôi trong nhà”, “con vật nuôi trong nhà”. Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất thì “súc vật là những loại vật nuôi trong nhà”. Tuy nhiên, vật nuôi trong nhà có thể là thú hoặc chim, mà súc vật là động vật thuộc lớp thú, đó là “một loài động vật có 4 chân, có vú và sinh con”, khác với gia cầm là “giống vật có cánh nuôi trong nhà như gà, vịt, ngỗng”. Ngoài ra, súc vật còn được hiểu là “thú dữ được thuần hóa,...”.

Súc vật thường là những động vật đã được con người thuần dưỡng - đây là một đặc điểm của súc vật. Theo đó:

Con người trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ việc chỉ biết săn bắn, hái lượm các loài động, thực vật có sẵn trong tự nhiên, con người đã biết thuần dưỡng một số loài động vật (trong đó có súc vật) trở thành các vật nuôi ở trong nhà.

Việc thuần dưỡng này nhằm tạo ra những nguồn lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Ban đầu, việc thuần dưỡng nhằm để khai thác những lợi ích về vật chất (các loài động vật được nuôi để lấy thịt, hoặc lấy sức kéo như trâu, bò, lợn, dê,...). Dần dần, nhu cầu của con người ngày một nâng cao, nên việc thuần dưỡng các loài động vật còn nhằm phục vụ cho các mục đích về tinh thần (các loài động vật được nuôi làm cảnh). Cho dù việc thuần dưỡng nhằm phục vụ cho mục đích nào thì súc vật cũng được coi là những loài động vật có bản chất hiền lành, dễ thích ứng với môi trường sống của con người, sống thân thiện với con người. Ngoài ra, các loài thú hoang dã khác chưa được thuần dưỡng như trâu rừng, bò rừng, lợn rừng,... cũng thuần tính như súc vật.

Những loài động vật này cũng sống thân thiện với môi trường tự nhiên và các loài động vật khác nên không xếp vào nhóm thú dữ, bởi vì thú dữ là loài động vật mà cho dù sống trong môi trường tự nhiên hay sống trong sự quản lý chặt chẽ của con người thì cũng sẵn sàng tấn công bất cứ mục tiêu nào nếu có cơ hội. Tuy nhiên, những loài thú hoang dã này cũng không phải là súc vật, nên vấn đề bồi thường thiệt hại do các loài thú hoang dã gây ra sẽ được tác giả phân tích trong nội dung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các loại động vật khác gây ra.

 

5. Con người có thể dễ dàng kiếm soát được hoạt động của súc vật hay không?

Súc vật được hiểu là những loài động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những vật nuôi trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, con người có thể điều khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của mình.

Khi súc vật đã con người được thuần dưỡng sẽ lành tính hơn và thường chấp nhận sự kiểm soát của con người, tức là hầu hết các loài súc vật được thuần dưỡng nuôi trong nhà không thể vượt khỏi tầm kiểm soát của con người ngay cả khi con người đang không trực tiếp quản lý chúng.

Ví dụ: Trâu, bò nhốt trong chuồng thường không có phản ứng vượt ra ngoài.

Súc vật thường chỉ gây thiệt hại khi chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng không quản lý chúng một cách chặt chẽ. Do đó, hầu hết các trường hợp súc vật gây thiệt hại, đều xuất hiện yếu tố lỗi củạ người có trách nhiệm quản lý, của người bị thiệt hại, hoặc người thứ ba.

Đây cũng là một đặc điểm quan trọng cho thấy sự khác biệt giữa súc vật và thú dữ. Thú dữ là loài động vật “không chấp nhận” sự kiểm soát của con người, chúng luôn có ý thức phản kháng lại trước sự quản lý của con người. Ngay cả khi đang nằm trong sự kiểm soát của con người, nhưng chỉ cần một sơ ý nhỏ của người quản lý, thú dữ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, thậm chí tấn công cả người đang quản lý. Đây chính là đặc điểm cho thấy yếu tố lỗi không phải là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra.

6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?

Kính thưa Luật sư, tôi có một số câu hỏi liên quan tới súc vật gây ra thiệt hại và phải bồi thường. Hiện nay ở Việt Nam có cơ sở pháp lý nào không? Súc vật và thú dữ có khác nhau không ạ?
Cản ơn Luật sư!

Trả lời:

6.1 Căn cứ bồi thường thiệt hại theo pháp luật Dân sự hiện hành

- Cơ sở pháp luật: Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015

Theo Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về "Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại" theo đó khi muốn xác định thiệt hại cần căn cứ vào các đặc điểm sau:

- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

6.2 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định cụ thể trong Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015.

"Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."

Mặc dù súc vật và thú dữ đều là các loài động vật và đều có khả năng gây ra những thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh, dẫn đến việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật và thú dữ gây ra lại được quy định khác nhau. Điều này được giải thích bởi những đặc điểm khác biệt về bản năng tính loài giữa súc vật và thú dữ.

Không giống như pháp luật Việt Nam, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới mà cuốn sách này nghiên cứu đều quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các loài động vật gây ra chứ không tách biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ hay do súc vật cũng như các loài động vật khác gây ra.

Ví dụ 1: trong Bộ luật Dân sự Pháp, tất cả các trường họp động vật gây thiệt hại đều được giải quyết trên cơ sở pháp lý tại Điều 1385 với nội dung: chủ sở hữu một con vật hoặc người sử dụng con vật ấy phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do con vật gây ra, dù nó đang được coi giữ hoặc bị xổng ra”.

Ví dụ 2: Trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật gây ra đều được thể hiện thông qua quy định tại Điều 718: người chiếm hữu động vật phải bồi thường thiệt hại do nó gây ra cho người thứ ba; song điều này không áp dụng nếu người chiếm hữu đã bảo quản nỏ với sự quan tâm đúng mức phù họp với đặc tỉnh và bản chất của động vật. Người chăm sóc động vật thay cho người chiếm hữu cũng gánh vác trách nhiệm nêu ở phần trên”.

=> Sự tách biệt các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam đảm bảo việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường trong các trường họp khác nhau một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, việc tách biệt sẽ rơi vào việc liệt kê các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây ra, mà việc liệt kê sẽ không thể bao quát được tất cả các trường hợp động vật gây thiệt hại, dẫn đến việc khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại sẽ phải viện dẫn quy định tương tự pháp luật để giải quyết. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp, cơ quan áp dụng đã viện dẫn quy định một cách không chính xác. Thực tế này cho thấy việc hoàn thiện cơ cấu các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật gây ra là một trong những yêu cầu mà cuốn sách này cần phải giải quyết.

>> Tham khảo: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thiệt hại

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)