Luật sư tư vấn về chủ đề "Đề cương giới thiệu"
Đề cương giới thiệu | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề Đề cương giới thiệu.
Đề cương là gì? Cách lập và xây dựng đề cương ra sao? Hãy cùng Luật Minh Khuê tham khảo qua bài viết dưới đây.
Đề cương yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu trong thanh tra quản lý nhà nước là một tài liệu chứa các thông tin, yêu cầu và hướng dẫn chi tiết về việc thu thập dữ liệu, thông tin và tài liệu cần thiết từ phía tổ chức, cơ quan, cá nhân hoặc đơn vị đang được thanh tra hoặc kiểm tra quản lý nhà nước. Dưới đây là hướng dẫn mẫu Đề cương yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu trong thanh tra quản lý nhà nước như sau:
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch luôn đạt ở mức 2 con số, khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990) lên 14,5 triệu lượt (năm 2004). Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1.350 tỷ đồng năm 1990 lên 26 ngàn tỷ đồng năm 2004.
Ngày 29/6/2006, tại kỳ họp 9 - Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Công nghệ thông tin. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh một cách toàn diện và đầy đủ về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 18/2006/L-CTN. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Việc soạn thảo Luật BHXH được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước và ý kiến đóng góp của các đoàn thể, các cơ quan đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo tính khả thi của đạo luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả việc thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta.
Các phong trào thi đua luôn gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Nhiều phong trào thi đua đã đi vào lịch sử như “ Tuần lễ vàng”, “ Hũ gạo tiết kiệm”, “ Giết giặc lập công”, “ Tiếng hát át tiếng bom”, “ Người tốt việc tốt”, “ Sóng Duyên hải”, “ Gió Đại phong”, “ Cờ Ba nhất”, “ Tiếng trống Bắc Lý”, “ Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”…
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI. Đây là văn bản pháp lý cao nhất trong hơn hai mươi năm qua kể từ khi hoạt động xuất khẩu lao động được tổ chức thực hiện như một chính sách giải quyết việc làm, đào tạo đội ngũ lao động cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong giai đoạn hiện nay, đang là một trong những hoạt động kinh tế - xã hội có đóng góp cho nền kinh tế nước nhà
Nếu như nói Pháp lệnh luật sư năm 2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta xích gần với thông lệ quốc tế, thì Luật Luật sư được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 tiếp tục hoàn thiện chế định luật sư.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật công chứng. Luật công chứng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, luật này ban hành ngày 20/06/2017, và có hiệu lực kể từ ngày: 01/07/2018.
Luật phòng, chống tham nhũng gồm 8 Chương, 92 điều được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 26/2005/L/CTN ngày 09 tháng 12 năm 2005 và có hiệu thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.
Xây dựng và ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng là một vấn đề có tính cấp thiết nhằm góp phần hoàn thiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 18/2005/L/CTN ngày 11 tháng 7 năm 2005.
Bộ luật tố tụng hình sự này thay thế Bộ luât tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1988 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990, ngày 22 tháng 12 năm 1992 và ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005, đã tập trung sửa đổi, bổ sung tổng số 21 điều bao gồm các điều quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại; thẩm quyền giải quyết khiếu nại; việc tham gia của Luật sư vào quá trình giải quyết khiếu nại
Bước vào thế kỷ 21, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đang tiến triển với tốc độ nhảy vọt, trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn thế giới.
Luật đất đai năm 1993 (bao gồm cả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sưng một số điều của Luật đất đai năm 2001) là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật đất đai năm 1993 là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.
Để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách, Văn bản số 485/CV-VPTW ngày 31/5/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 Khoá VIII đã yêu cầu nghiên cứu thiết lập hệ thống dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của nhà nước. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước góp phần phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm toán Nhà nước góp phần phát hiện và ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí công quỹ quốc gia.
Nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội và để cải thiện khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, dịch vụ và của cả nền kinh tế, chúng ta phải tăng cường hơn nữa hoạt động trí tuệ, tạo ra nhiều sản phẩm văn hoá, phát triển khoa học, nâng cao trình độ công nghệ, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài, nâng cao chất lượng và uy tín kinh doanh, tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, dịch vụ.