Trong bài giảng trước các bạn đã nghe về Thiền Minh Sát. Thiền sinh hành Thiền Minh Sát thành công sẽ Giác Ngộ; bởi vậy đề tài giảng giải ngày hôm nay sẽ nói đến Sự Giác Ngộ. Ngày nay người ta thường nói đến Giác Ngộ.
Câu hỏi: Giác ngộ trong Phật giáo có khác với những sự giác ngộ bình thường khác hay không? Tại sao nhiều lúc gọi là “giác ngộ hoàn toàn”, có khi gọi là “giác ngộ từng phần”? Câu trả lời cho câu hỏi này là:
Trong bộ Puggala-Pannatti, Nhân Thi Thuyết (sách phân hạng những cá tính, 160, của Tạng Luận, Abhidhamma Pitaka) và trong Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm (Những Con Số Bốn, số 133) có lời dạy rằng trong số những chúng sanh được gặp "Giáo Huấn của Ðức Phật" (Buddha Sàsana),có thể phân làm bốn hạng:
Sự giải thích danh từ như trên có nghĩa là: bởi vì sambodhi, chứng ngộ đầy đủ Bốn Chân Lý, nên gọi là "Giác Ngộ". Sambodhi ở đây là Tuệ Giác thông hiểu Ðạo Siêu Thế (lokuttara-magga-nàna). Một thành phần của Ðạo Tuệ như thế được gọi là Yếu Tố của sự Giác Ngộ (Giác Chi).
Đạo Phật không chấp nhận giai cấp. Đức Phật sinh ra trong một xã hội mà con người được chia ra làm bốn giai cấp. Đấy là sự phân chia rất khắc nghiệt và ép buộc người giai cấp này không được liên hệ hay cưới hỏi giai cấp khác.