Công vụ là công việc mang tính nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân, có tính chuyên nghiệp, chủ yếu do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề pháp lý liên quan đến công vụ, hoạt động công vụ, cụ thể:
Chức nghiệp là chế độ công vụ xuất hiện ở giai đoạn đầu của sự phát triển nhà nước tư bản. Cách mạng tư sản thành công làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội, làm thay đổi cơ bản cấu trúc và chức năng của công vụ, nhất là tại một số quốc gia ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức.
Xung đột lợi ích tồn tại phổ biến trong đời sống xã hội, chịu sự điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau.Trong hoạt động công vụ, xung đột lợi ích có thể làm tổn hại đến sự vô tư, công bằng và liêm chính của người thực thi công vụ. Điều này có thể dẫn đến tham nhũng.
Kiểm soát xung đột lợi ích là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng được các quốc gia trên thế giới coi trọng. Vậy pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ?