Trên thế giới, phản biện xã hội là một vấn đề hoàn toàn không mới. Vậy, ở Việt Nam phản biện xã hội được hiểu là gì? Phản biện xã hội có đặc điểm gì? Ai là người phản biện? Phản biện về vấn đề gì? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Phản biện xã hội là phản biện đối với hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, ở đó, quan hệ giữa các chủ thể - phản biện và được phản biện nằm trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Vậy, Nguyên tắc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định ra sao?
Phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó hoàn thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, tạo nên sự đồng thuận nhằm phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh.
Trên thế giới, phản biện xã hội (PBXH) là một vấn đề hoàn toàn không mới. Được xem là hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của con người, của công dân, PBXH luôn hiện hữu trong đời sống chính trị - xã hội của các thể chế dân chủ.
Quan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong khoa học, phản biện cũng là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học. Còn trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ.