Tòa Công lí quốc tế có hai thẩm quyền chính: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn. Ngoài ra Tòa còn có các thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tòa án Công lý quốc tế có thẩm quyền áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia nếu các quốc gia đồng ý với thẩm quyền của Tòa. Sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa của tất cả các bên tranh chấp là cơ sở pháp lý để Tòa có thể xác lập thẩm quyền.
Sau hơn bốn năm có hiệu lực, gần đây Luật Cạnh tranh đã được áp dụng để xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đầu tiên đã có những tác động đáng kể đến môi trường cạnh tranh tại Việt Nam, đến ý thức pháp luật của các doanh nghiệp và góp phần khẳng định giá trị của pháp luật cạnh tranh đối với quản lý kinh tế.
Chánh án TAND TP.HCM vừa có công văn gửi chánh án và Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao kiến nghị sớm có hướng dẫn thống nhất thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp trong việc giải quyết vụ-việc dân sự. Bởi đây là nguyên nhân làm tồn tại hàng loạt án dân sự trong thời gian gần đây.
Một vụ việc tranh chấp khá đơn giản nhưng gây tranh cãi khi tòa cấp sơ thẩm công nhận hợp đồng ký kết giữa các bên là phù hợp pháp luật; ngược lại tòa cấp phúc thẩm thì tuyên hợp đồng ấy là vô hiệu.