Khi tôi đi khai báo với công an xã nhưng các chú công an bảo không được ngủ tại nhà riêng vì nhà tôi không có giấy phép cư trú cho người nước ngoài nên cần phải đi đăng ký giấy phép cư trú cho người nước ngoài mới được ngủ tại nhà. Tôi đã tìm hiểu nhưng không thấy trong Luật cư trú cho người nước ngoài ngủ tại nhà riêng cần phải có giấy phép cư trú.

Xin hỏi Công ty luật Minh Khuê: 

- Vậy nhà tôi có phải đăng kí giấy phép cư trú cho người nước ngoài không?

- Nếu phải đăng kí thì đăng kí tại đâu?

Rất mong Công ty luật Minh Khuê giải đáp hộ tôi thắc mắc này.Xin chân thành cám ơn Công ty luật Minh Khuê.

Câu hỏi được biên tập từ mục Tư vấn pháp luật dân sự của công ty Luật Minh Khuê.

Thắc mắc về luật cư trú cho người nước ngoài

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thưa quý khách hàng, Công ty Luật Minh Khuê xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 Căn cứ pháp lý:

Luật du lịch 2005

Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014

Nghị định 43/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp

Nội dung phân tích:

Khoản 9 điều 3 Luật xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định: "Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam". Khi muốn cư trú tại Việt Nam thì người nước ngoài phải có chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú mà không yêu cầu nhà bạn phải đăng ký giấy phép cư trú cho người nước ngoài. Khoản 12,13, 14 Điều 3 Luật này quy định:

12. Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Namxác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam.
13. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
14. Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Tuy nhiên, Điều 62 Luật du lịch quy định: Các loại cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

1. Khách sạn;

2. Làng du lịch;

3. Biệt thự du lịch;

4. Căn hộ du lịch;

5. Bãi cắm trại du lịch;

6. Nhà nghỉ du lịch;

7. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;

8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Theo thông tin bạn cung cấp thì hình thức kinh doanh của bạn thuộc loại hình "nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê". Theo quy định Điều 64 Luật du lịch quy định về Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch thì bạn phải đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch mà không phải đăng ký giấy phép cư trú cho người nước ngoài.

 Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện chung bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

b) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;

2. Các điều kiện cụ thể bao gồm:

...

c) Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Theo quy định tại khoản 1 điều 11 Nghị định 43/2010/NĐ-CP, với hình thức hộ kinh doanh, bạn hãy đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự