Mục lục bài viết
- 1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Cảnh sát giao thông
- 1.1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền
- 1.2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền
- 1.3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền
- 1.4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền
- 1.5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền
- 1.6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền
- 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông các lực lượng đến đâu?
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Cảnh sát giao thông
1.1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 400 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
1.2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
1.3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
1.4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.
1.5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.
1.6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông các lực lượng đến đâu?
Hiện nay, có nhiều lực lượng tham gia duy trì trật tự và an toàn giao thông. Vậy theo quy định, lực lượng này có được phép xử phạt các vi phạm giao thông không?
Theo Điều 87 của Luật giao thông đường bộ 2008:
"Cảnh sát giao thông đường bộ có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để quản lý người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ".
Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định: cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông phải đeo biển hiệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và biển hiệu này có giá trị tương đương với số hiệu công an nhân dân.
Điều 14 của Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định các trường hợp phương tiện được dừng lại:
a) Khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
…………..
đ) Khi có tin báo từ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Dựa trên các quy định tại Điều 87 của Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 và Điều 14 của Thông tư 65/2012/TT-BCA, khi Cảnh sát giao thông phát hiện hành vi vi phạm giao thông đường bộ, họ có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện để kiểm tra. Tuy nhiên, khi yêu cầu dừng phương tiện, cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông phải xuất trình biển hiệu khi thực hiện nhiệm vụ. Biển hiệu này có hình chữ nhật, màu xanh da trời, có hình công an in chìm và các thông tin cá nhân được ghi bằng chữ màu đen.
Vì vậy, lực lượng Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt tất cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP, qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Theo Thông tư 08/2010/TT-BGTVT ngày 19/3/2010 của Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra giao thông đường bộ có quyền dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ.
Theo Khoản 6 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, Thanh tra giao thông có quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện có hành vi vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ; vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác.
Lực lượng này chỉ được dừng phương tiện khi phát hiện có dấu hiệu hoặc đã có hành vi vi phạm xảy ra và có quyền xử phạt theo thẩm quyền. Thanh tra viên có quyền áp phạt tiền từ 400.000 đồng đối với vi phạm trong giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với vi phạm trong giao thông đường sắt.
Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã có thể được huy động và phối hợp với Cảnh sát Giao thông (CSGT) để tuần tra và kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 27/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/3/2010. Các lực lượng này bao gồm công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng Cảnh sát khác như cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội.
Các lực lượng này sẽ được kiểm tra và giám sát bởi CSGT. Trong trường hợp phát hiện vi phạm hành chính khi CSGT có mặt, CSGT sẽ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Đối với các lực lượng trên khi tuần tra và kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có sự đi cùng của CSGT, nếu phát hiện vi phạm hành chính, họ sẽ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho các hành vi thuộc thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và tại Điều 68, 69, 70 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ có quyền phạt tiền lên đến 400.000 đồng đối với vi phạm giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với vi phạm đường sắt. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình, họ sẽ phải lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền để được giải quyết.
Hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, ngoài Cảnh sát Giao thông (CSGT) và các lực lượng công an như 141, 113, bao gồm cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự, đã được thành lập với nhiệm vụ chính là tuần tra, kiểm soát và kiểm tra hành chính để ngăn chặn, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn. Do đó, lực lượng này cũng có quyền dừng xe và xử phạt người vi phạm giao thông.
Về lực lượng dân phòng và bảo vệ dân phố, theo quy định tại Khoản 2 và 3 của Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố, lực lượng dân phòng cùng với lực lượng bảo vệ dân phố có quyền yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với UBND và công an phường để xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, an toàn giao thông, an toàn cháy nổ và các quy định khác về trật tự và an toàn xã hội.
Tuy lực lượng dân phòng chỉ có trách nhiệm báo cáo với UBND và Công an phường về hành vi vi phạm, không có quyền xử phạt, tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra những trường hợp lực lượng này vượt quyền, lạm quyền, gây bức xúc cho người dân. Tình trạng này cần được sớm chấn chỉnh để tránh những hậu quả và nguy cơ xung đột không đáng có.
Vì vậy, các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông bao gồm:
- Lực lượng CSGT, cảnh sát 113, 141 có quyền dừng xe và xử phạt đối với các vi phạm giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Khi thực hiện nhiệm vụ, CSGT cần đeo biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát.
- Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn có quyền dừng xe và xử phạt khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Người tham gia giao thông có quyền hỏi lực lượng công an về kế hoạch và quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép dừng xe và xử phạt vi phạm giao thông.
- Thanh tra giao thông có quyền dừng xe và xử phạt trong một số trường hợp thuộc thẩm quyền theo quy định.
Khi bị dừng phương tiện, người dân có quyền được thông báo về hành vi vi phạm và lực lượng dừng xe có trách nhiệm thông báo về lỗi vi phạm.
Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài: 1900.6162. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!