Mục lục bài viết
1. Sử dụng ô (dù) tham gia giao thông?
Trả lời:
Theo điểm g khoản 1 điều 6 Nghị định100/2019/NĐ-CP quy định Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:...g) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
Theo điểm h khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Theo khoản 1 điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
Như vậy, trường hợp bạn đưa ra có thể bị xử phạt từ 80.000đ đến 100.000đ.
2. Mức phạt khi không đăng ký xe ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Trong trường hợp này, nếu Bạn đã sử dụng xe để tham gia giao thông thì Bạn đã vi phạm quy định của Luật giao thông đường Bộ và hiện nay hành vi đó là Điều khiển xe không có giấy đăng ký, quy định tại điểm a, khoản 4,điều 16, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông....4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)....
3. Mức phạt khi đi ngược chiều?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế, bạn không chỉ rõ phương tiện lưu thông ngược chiều trên đường là phương tiện nào nên chúng tôi xin chia ra thành các trường hợp cụ thể dưới đây:
Trường hợp 1: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm qui tắc giao thông đường bộ.
Điểm b, Khoản 4, Điều 5 Nghị định 100/2019NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ....4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;....
Trường hợp 2:Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm qui tắc giao thông đường bộ.
Căn cứ vào Điểm i, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Trường hợp 3: Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm giao thông đường bộ.
Theo Điểm b, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức phạt là:
Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Như vậy, tùy từng phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển họ có thể phải chịu các mức phạt khác nhau đối với lỗi vi phạm đi ngược chiều của đường một chiều.
4. Chuyển làn không có tín hiệu báo trước ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi:1900.6162
Trả lời:
Như thông tin bạn cung cấp, bạn đi xe máy và chuyển làn nhưng không có tín hiệu xinhan báo trước nên trường hợp của bạn căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt sẽ bị áp dụng mức phạt như sau :
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:....i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
Như vậy, mức phạt đối với bạn trong trường hợp này sẽ là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Do đó, việc cảnh sát giao thông áp dụng mức phạt 300.000 đến 400.000 là chưa đúng với quy định của pháp luật. Để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại trực tiếp gửi lên thủ trưởng cơ quan nơi đồng chí cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt bạn làm việc để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
5. Mức xử phạt khi sử dụng nồng độ cồn tham gia giao thông?
Theo đó, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện nay như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở |
Hình thức xử phạt |
|||
Xe máy |
Xe ô tô |
Xe đạp |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
|
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) |
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8) |
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) |
- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Ngoài ra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên. Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.