1. Tổng quan về Cầu Giấy

Cầu Giấy là khu vực phía Tây thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều cơ sở hạ tầng đa dạng, tiện ích, kết nối nhiều tuyến giao thông linh hoạt. Cầu Giấy có nhiều trụ sở, văn phòng làm việc, công ty, trường học, bệnh viện,... Hiện quận đang được chính quyền tập trung phát triển về không gian, đầu tư và phát triển quỹ đất mới và cải tạo các quỹ đất để góp phần thúc đẩy đô thị hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế, du lịch.

Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 70%, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm gần 30%. Những năm gần đây, Cầu Giấy có nền kinh tế ổn định, đồng thời, có sự tăng trưởng về cả số lượng, chất lượng, quy mô các hộ kinh doanh, doanh nghiệp.

Trong tương lai, với sự phát triển của nền kinh tế ngày càng đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cầu Giấy hiện tại và tương lai luôn là địa điểm thu hút nhiều lao động cũng như nhiều nhà đầu tư để phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Nhu cầu thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp cũng ngày càng nhiều, hòa vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng.

 

2. Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh hay hộ kinh doanh cá thể là do một cá nhân hoặc một nhóm người có đủ năng lực hành vi dân sự, đạt độ tuổi luật định (từ 18 tuổi trở lên) hoặc do một hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm nhất định. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh hoạt động sản xuất thường xuyên với quy mô nhỏ hẹp, không phải một doanh nghiệp mà là một cá nhân, nhóm người, hộ gia đình tự tham gia hoạt động kinh doanh. Khi kinh doanh, số lượng nhân công thuê không quá 10 người, không có con dấu cũng như không được thành lập thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện.

Khi có rủi ro xảy ra, họ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Việc chịu trách nhiệm trước rủi ro hay thanh toán các khoản nợ không phụ thuộc vào số tài sản họ đang có mà phụ thuộc vào việc tiếp tục thực hiện hay chấm dứt hoạt động kinh doanh.

 

3. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Cầu Giấy

3.1. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Để đăng ký hộ kinh doanh gia đình tại quận Cầu Giấy, công dân cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để đủ bộ hồ sơ hợp lệ xin cấp Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh. Nơi tiếp nhận hồ sơ là Phòng tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy nơi hộ kinh doanh có trụ sở. Địa chỉ của UBND quận Cầu Giấy tại 36 Cầu Giấy, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: Nội dung cần lưu ý những thông tin về tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh ở đâu? Ngành nghề kinh doanh là gì? Vốn và số lượng lao động là bao nhiêu? Các giấy tờ đi kèm phải được ký tên đầy đủ.

- Bản sao hợp đồng thuê nhà, mượn nhà hoặc sổ đỏ nếu chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.

- Đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá thể thành lập phải có Biên bản họp nhóm cá nhân tham gia hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

- 02 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên làm chủ hộ kinh doanh (nếu có)

- Sao y công chứng các chứng chỉ, bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện; sao y văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)

 

3.2. Quy trình thực hiện thành lập hộ kinh doanh tại quận Cầu Giấy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Công dân chuẩn bị bộ hồ sơ như trên, nộp tại Bộ phận tiếp nhận trả kết quả của UBND quận Cầu Giấy, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét thành phần hồ sơ, nếu thiếu thì sẽ thông báo bổ sung, điều chỉnh cho hồ sơ hợp lệ. Cán bộ. Khi hồ sơ đủ điều kiện sẽ được tiếp nhận và có giấy hẹn.

Ngoài hình thức nộp trực tiếp tại UBND quận Cầu Giấy, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Trang thông tin Dịch vụ công của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển đến Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy để xem xét phê duyệt hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh quận Cầu Giấy sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh để hẹn ngày lấy giấy phép.

- Trường hợp không đạt yêu cầu đồng nghĩa với việc cần phải bổ sung hồ sơ. Khi bị từ chối, tài khoản đăng ký kinh doanh sẽ nhận được thông báo.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét hồ sơ và trả kết quả

Khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh quận Cầu Giấy sẽ cấp Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc. Một hồ sơ được coi là hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Ngành, nghề tiến hành hoạt động kinh doanh không thuộc vào các danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm;

- Tên của hộ kinh doanh dự định để đăng ký phải phù hợp với Điều 88 Nghị định 01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Nộp lệ phí đăng ký đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh quận Cầu Giấy sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Thông báo sẽ nêu rõ lý do hồ sơ không hợp lệ và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu có.

 

4. Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh

Khi thành lập hộ kinh doanh, công dân cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh kê khai hồ sơ đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và trung thực của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 

- Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật (quy định về môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy,...)

- Một hộ gia đình kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm nhưng vẫn phải chọn một địa địa để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm còn lại.

- Tên của hộ kinh doanh phải có cụm từ "Hộ kinh doanh" (không được sử dụng cụm từ "doanh nghiệp", "công ty") cùng với tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Tên riêng sẽ không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thành lập hộ kinh doanh tại quận Cầu Giấy, Hà nội. Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn những vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua Email để giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi Luật Minh Khuê./.