Mục lục bài viết
- 1. Thời hạn tạm giam điều tra hiện nay?
- 1.1 Thời hạn tạm giam để điều tra
- 1.2 Thời hạn tạm giam để truy tố:
- 1.3 Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm:
- 1.4 Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm:
- 1.5 Thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành án:
- 2. Một số vấn đề vướng mắc thường gặp khi bị tạm giam?
- 3. Thời gian bị tạm giam bao lâu?
- 4. Thời giam tạm giam để điều tra là bao lâu?
1. Thời hạn tạm giam điều tra hiện nay?
Luật sư tư vấn:
1.1 Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Thời hạn tạm giam để điều tra được tổng hợp cụ thể theo bảng tính sau:
Loại tội Thời hạn | Ít nghiêm trọng | Nghiêm trọng | Rất nghiêm trọng | Đặc biệt nghiêm trọng | Các tội xâm phạm ANQG | ||
Nghiêm trọng | Rất nghiêm trọng | Đặc biệt nghiêm trọng | |||||
Lần đầu | ≤ 2 tháng | ≤ 3 tháng | ≤4 tháng | ≤4 tháng | ≤ 3 tháng | ≤4 tháng | ≤4 tháng |
Gia hạn lần 1 | ≤ 1 tháng | ≤ 2 tháng | ≤ 3 tháng | ≤4 tháng | ≤2 tháng | ≤3 tháng | ≤4 tháng |
Gia hạn lần 2 | ≤4 tháng | ≤4 tháng (thẩm quyền VT Tối cao) | ≤4 tháng (thẩm quyền VT Tối cao) | ≤4 tháng | |||
Gia hạn lần 3 | ≤4 tháng (thẩm quyền VT Tối cao) | ≤ 1 tháng (thẩm quyền VT Tối cao) | ≤2 tháng (thẩm quyền VT Tối cao) | ≤4 tháng (thẩm quyền VT Tối cao) | |||
Gia hạn lần 4 | ≤4 tháng (thẩm quyền VT Tối cao) | ||||||
Đặc biệt | Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn đến khi kết thúc điều tra (thẩm quyền VT Tối cao) | Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn đến khi kết thúc điều tra (thẩm quyền VT Tối cao) | |||||
Tối đa | 3 tháng | 5 tháng | 7 tháng | 16 tháng | 10 tháng | 13 tháng | 20 tháng |
1.2 Thời hạn tạm giam để truy tố:
Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.
1.3 Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm:
– Loại thứ nhất là thời hạn được tính bằng ngày, tháng và được ghi trong lệnh tạm giam do Chánh án, phó Chánh án tòa án quyết định sau khi thụ lí hồ sơ vụ án.
– Loại thứ hai là thời hạn được tính bằng sự kiện “kết thúc phiên tòa”. Thời hạn này chỉ xuất hiện khi loại thời hạn thứ nhất đã hết mà không có căn cứ để thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam đang áp dụng và trả tự do cho bị cáo. Thời hạn này được ghi trong lệnh tạm giam do chánh án, phó chánh án quyết định với mục đích là để bảo đảm cho việc xét xử.
1.4 Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm:
Bao gồm hai loại.
Một là, thời hạn tạm giam được tính bằng ngày. Thời hạn này được quy định chung cho các loại tội phạm và phụ thuộc vào Tòa án cấp nào thụ lí vụ án. Nếu vụ án do tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khi thụ lí để xét xử phúc thẩm thì thời hạn tạm giam là sáu mươi ngày. Nếu vụ án do Tòa án quân sự trung ương, Tòa phúc thẩm TANDTC thụ lí để xét xử phúc thẩm thì thời hạn tạm giam là chín mươi ngày.
Hai là, thời hạn tạm giam xuất hiện sau khi loại thứ nhất đã hết và kéo dài cho tới khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm. Đây là thời hạn tạm giam đối với bị cáo đang bị tạm mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết và tòa án ra lệnh tạm giam khi xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử.
1.5 Thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành án:
Ngay sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm HĐXX có thể quy định việc tạm giam bị có để đảm bảo việc thi hành án. Đối với giai đoạn xét xử sơ thẩm, Điều 278 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
“3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.”
Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam bị cáo là bốn mươi lăm ngày kể từ ngày tuyên án
Tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại Điều 329 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nếu bị cáo đang bị tạm giam, bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
2. Một số vấn đề vướng mắc thường gặp khi bị tạm giam?
Luật sư phân tích:
Căn cứ theo khoản 1 Mục II Hướng dẫn 91/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN về đặc xá năm 2015 quy định điều kiện được đề nghị đặc xá
"1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (gọi là phạm nhân) được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể như sau:
- Phạm nhân bị phạt tù trên mười lăm năm đến ba mươi năm phải có ít nhất ba năm (2012, 2013, 2014) và 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại cải tạo từ khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
b) Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Thời gian đã chấp hành án phạt tù là thời gian người đó bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, không kể thời gian được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ và thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
Thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù (nếu có) được tính để trừ vào phần thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.
c) Phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác, trừ những phạm nhân không bị kết án tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.
Phạm nhân là người chưa thành niên phạm tội mà trong bản án, quyết định của Tòa án giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác cho bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp thì phải có đầy đủ tài liệu chứng minh bố, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đã thực hiện xong bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự mới được xem xét, đề nghị đặc xá.
3. Các trường hợp không đề nghị đặc xá
Người có đủ điều kiện quy định tại Mục II này không được đề nghị đặc xá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác.
c) Trước đó đã được đặc xá.
d) Có từ hai tiền án trở lên: Số tiền án được thể hiện trong bản án.
đ) Phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia.
e) Phạm nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Mục II này có thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên sáu năm hoặc thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Mục II này có thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên tám năm.
g) Phạm các tội về ma túy bị phạt tù đến bảy năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên một năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù từ trên bảy năm đến mười lăm năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên hai năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù trên mười lăm năm, tù chung thân mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên ba năm. Đối với trường hợp phạm nhiều tội trong đó có tội về ma túy, thì thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại để xét đặc xá thực hiện theo quy định tại điểm này.
h) Có căn cứ khẳng định đã sử dụng trái phép các chất ma túy là các tài liệu có trong hồ sơ phạm nhân như: Bản án; Cáo trạng; các tài liệu của Cơ quan điều tra; kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế cấp huyện trở lên; Bản tự khai của phạm nhân có ghi rõ thời gian, số lần đã sử dụng chất ma túy... hoặc phiếu khám sức khỏe của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của phạm nhân thừa nhận là đã sử dụng trái phép các chất ma túy...."
Để có thể được đặc xá vào ngày lễ tới bạn cần xem xét những điều kiện nêu trên.
Chào luật sư, Chồng e bị bắt khi chơi liêng với mấy bạn bè cùng công ty ,khám trong người tất cả 4 người đc 7.8tr. Trong đó có 1 người mới đi tù 2 năm về. Chồng em chưa bị tội gì, phạm tội lần đầu. Bị tạm giam 7 ngày rồi và người thân không được vô thăm. Em muốn hỏi chồng em sẽ bị giam bao lâu và tại sao lại không được vô thăm.
Tội đánh bạc quy định tại điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
"Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
"Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác".
3. Thời gian bị tạm giam bao lâu?
Vậy tôi xin hỏi:
- Thời gian tạm giam đối với trường hợp này là bao nhiêu ngày?
- Việc rút tiền để đầu tư dự án có liên quan gì đến tội phạm không?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: X.N
Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:
"Điều 119. Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết".,
"Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác".
4. Thời giam tạm giam để điều tra là bao lâu?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7:1900.6162
Luật sư tư vấn:
- Chồng chị coi xe cho người khác thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, ở đây được coi như là "người giúp sức" quy định theo Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Do hành vi tính chất không nguy hiểm đến xã hội nên cơ quan điều tra không tạm giam, có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Về chiếc xe được xác định ở đây là phương tiện phạm tội, là vật chứng mà cơ quan tiến hành tố tụng giữ lại phục vụ cho điều tra.
- Cơ quan Công an có thể lập biên bản sau và tại trụ sở làm việc.
- Về vật chứng thu thập được tuỳ thuộc vào mức độ có thể trả lại hoặc thu giữ, trong trường hợp được trả lại do bên thi hành án đang bảo quản vật chứng thi hành.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác.