Mục lục bài viết
1. Đối tượng được thăm gặp người bị tạm giam gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Bên cạnh đó. theo khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì thân nhân của người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giam mà người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
... 3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
Như vậy, đối tượng được thăm gặp người bị tạm giam gồm thân nhân của người bị tạm giam được quy định cụ thể trên và người bào chữa được gặp người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định.
>> Xem thêm: Cuộc sống của người bị tạm giam: Chế độ ăn, ở, sinh hoạt thế nào?
2. Điều kiện vào thăm gặp phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ
Căn cứ theo khoản 1, 3 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA như sau:
- Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
- Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA: Người được vào thăm phạm nhân có trách nhiệm như sau:
- Chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và cán bộ có trách nhiệm khác.
- Không được đưa vào đồ vật thuộc danh mục bị cấm
- Nếu gửi đồ cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi.
- Phải sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. -
Được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ giao tiếp nếu bị hạn chế về khả năng nghe, nói nhưng phải được kiểm tra.
>> Xem thêm: Các đối tượng nào được thăm gặp phạm nhân?
3. Những trường hợp không được gặp phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân như sau:
(1) Các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, cụ thể:
- Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
- Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
- Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:
+ Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
+ Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
+ Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
+ Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
+ Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
+ Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
- Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
(2) Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.
4. Mẫu đơn xin thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
C, ngày 12 tháng 3 năm 2021
ĐƠN XIN GẶP PHẠM NHÂN (Phạm nhân Phạm Thị H)
Kính gửi: Giám thị trại giam số 1 tỉnh HY
Tên tôi là: Nguyễn Thị A
Sinh ngày: 22/8/1986
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: 148759632148. Cấp ngày: 17/2/2021
Nơi cấp:CA thành phố H
Nơi ĐKTT: phường Phúc Thắng, thành phố H, tỉnh C
Chỗ ở hiện nay: số nhà 25, phường Phúc Thắng, thành phố H, tỉnh C
Đơn vị công tác: công ty TNHH sản xuất
Chức vụ: Công nhân
Hôm nay, ngày 12 tháng 3 năm 2021
tôi làm đơn này để xin gặp phạm nhân đang được giam giữ tại trại giam là:
Họ và tên: Phạm Thị H
Sinh ngày: 20/7/1980
Nơi ĐKTT: phường Chương Dương, quận HK, tỉnh C.
Họ và tên cha: Phạm Xuân A. Năm sinh: 1958
Họ và tên mẹ: Nguyễn Như N Năm sinh: 1960
Hành vi phạm tội: Cố ý gây thương tích
Bị bắt ngày: 11/8/2019 Vào nhà tạm giữ/tạm giam ngày 20/8/2019
Quan hệ với người xin được gặp: vợ
Lý do gặp: Thăm nom và trao đổi một số công việc gia đình.
Kính mong Giám thị trại giam xem xét và cho chúng tôi được thăm phạm nhân. Đi kèm với đơn xin này bao gồm giấy tờ chứng minh quan hệ với phạm nhân.
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của UBND xã (Ký, đóng dấu) | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
Bạn có thể tải ngay: Mẫu đơn xin thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ tại đây
Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết: Thời hạn tạm giam điều tra theo quy định mới nhất . Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp. Ngoài ra, khách hành cũng có thể liên hệ trực tiếp với các luật sư của Luật Minh Khuê để được giải đáp các vấn đề liên quan đến Luật sư Tô Thị Phương Dung qua số điện thoại: 0986.386.648. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.