1. Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn?
Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi số:1900.6162
Trả lời:
Bạn kết hôn và đăng ký kết hôn 2012, đến 2013 sinh cháu đầu, 6/2014 bạn và chồng ly hôn tuy nhiên vợ chồng vẫn chung sống với nhau. Đến tháng 7/2015 chị sinh bé thứ hai.
1.1 Bé sinh ra có thể khai sinh theo họ cha
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Như vậy cháu bé sắp sinh do vợ chồng bạn đã ly hôn trước đó nên bạn phải làm thủ tục nhận cha cho con
Theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP bạn làm thủ tục đăng ký khai sinh và xác nhận cha cho con, theo đó bạn có thể cho con theo họ cha.
Đăng ký khai sinh: Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Căn cứ Thông tư 01/2008/TTBTP hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch: "Xác định họ và quê quán khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.
Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ."
Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
1.2 Thay đổi chọ cho bé đầu theo họ mẹ
Căn cứ Bộ luật dân sự về việc thay đổi họ tên:
Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
+Khoản 1, Điều 36, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: "Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự".
+ Nếu việc yêu cầu thay đổi từ họ cha sang họ mẹ cho con không vì quyền lợi hợp pháp của con mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của con, xáo trộn đến đời sống, việc học hành của con trẻ, với động cơ, mục đích cản trở quyền và nghĩa vụ người cha trong việc cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, chia rẽ tình cảm của con với cha, thì việc yêu cầu đó được coi là không có lý do chính đáng và không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
+ Trường hợp yêu cầu thay đổi họ cho con của bạn từ họ cha sang họ mẹ phải xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của hai con và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ.
Như vậy cháu đầu được xác định là con chung trong thời kỳ hôn nhân, do đó bạn có thể đỏi họ co cháu theo họ mẹ tuy nhiên phải đảm bảo được các điều kiện trên cũng như sự đồng ý của người cha.
2. Đăng ký khai sinh cho con sau khi bố mẹ đã ly hôn?
Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: vợ chồng tôi đã ly hôn từ năm 2017, nhưng sau đó quay lại chung sống với nhau nhưng chưa kết hôn lại, đến năm 2019 có sinh con và đi khai sinh cho cháu, tuy nhiên khi khai sinh có sử dụng giấy đăng ký kết hôn cũ.
Như vậy có bị vi phạm điều gì không và mức độ vi phạm như thế nào ?
Cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162
Luật sư trả lời:
Như thông tin bạn cung cấp, vợ chồng ban đã ly hôn từ năm 2017, nhưng sau đó quay lại chung sống với nhau nhưng chưa kết hôn lại, đến năm 2019 có sinh con và đi khai sinh cho con, như vậy căn cứ áp dụng là Luật hộ tịch năm 2014 có quy định như sau:
Điêu 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Như vậy theo quy định khi đi làm đăng ký khai sinh cho con chỉ cần phải cung cấp giấy chứng sinh của con mà không cần phải cung cấp giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ, như vậy việc bạn cung cấp giấy đăng ký kết hôn hay không không ảnh hưởng đến quy trình giải quyết thủ tục và hiện nay không có quy định xử phạt đối với trường hợp gian dối khi thực hiện đăng ký hộ tịch.