Sau khi HĐQT chúng tôi tìm hiểu điều tra giá mặt bằng trên thị trường cùng một địa bàn, cùng chủng loại vật tư thì giá là 8400 đồng/kg (giá T1/2016) và giá T2/2016 là 7500 đồng/kg, như vậy làm thiệt hại cho Công ty lên tới 700 triệu đồng. Theo tôi nghĩ với 2 trường hợp xẩy ra, một là do thiếu trách nhiệm; hai là cố tình nâng giá để biện thủ số tiền nói trên của công ty. Do vậy Công ty tôi muốn xử lý nghiêm minh vụ việc này của các cá nhân vi phạm. Vậy tôi viết email này muốn nhờ các vị luật sư từ luật Minh Khuê tư vấn:

- Hành vi vi phạm của cá nhân nêu trên đã đủ cấu thành phạm tội và truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa?

- Để khởi tố cá nhân đó, chúng tôi cần làm những thủ tục gì?

Phía luật Minh Khuê có thể hỗ trợ chúng tôi trong quá trình khởi tố cá nhân vi phạm này hay không?

Chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động của công ty Luật Minh Khuê.

Liên hệ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Lao động 2012

Bộ luật dân sự 2005

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, hành vi làm tổn thất gần 700 triệu đồng của 2 nhân viên trong công ty là chưa đủ để cấu thành phạm tội và truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này của 2 nhân viên đó sẽ bị kỉ luật lao động và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật lao động 2012:

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

"Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải."

Trong trường hợp này, bạn phải chứng minh được lỗi của 2 nhân viên đó, phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, yêu cầu 2 nhân viên đó phải có mặt và việc xử lí lao động phải được lập thành văn bản. Hai nhân viên này đã làm việc thiếu trách nhiệm, làm tổn hại nghiêm trọng đến tài sản của công ty (lên tới gần 700 triệu đồng) sẽ phải nhận hình thức kỉ luật sa thải, quy định tại Khoản 1, Điều 126, Bộ luật lao động 2012:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

Và 2 nhân viên làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công ty thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo khoản 1, điều 604, Bộ luật lao động 2012:

"Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường."

Theo đó, bạn phải xác định 2 nhân viên bị kỉ luật phải có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo điều 606, Bộ luật dân sự 2005:

Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Thứ hai, bạn sẽ phải xác định thiệt hại theo quy định tại điều 608, Bộ Luật dân sự 2005:

Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm  

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Ở đây, có 2 cá nhân gây thiệt hại cho công ty nên cả 2 người đó sẽ phải liên đới cùng bồi thường thiệt hại cho công ty, trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. (Điều 616, Bộ luật dân sự 2005) 

Mặt khác, việc bồi thường thiệt hại sẽ phải được tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 605, Bộ luật dân sự 2005:

- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Tham khảo bài viết liên quan:

Sau một năm có được tiến hành xử lí kỉ luật lao động không ?

Tư vấn về vấn đề chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động.