Mục lục bài viết
1. Lịch sử hình thành thuế xuất khẩu
Đến cuối thế kỉ XX, do xu hướng khuyến khích xuất khẩu nên các nước đều thực hiện chính sách thu hẹp phạm vi áp dụng thuế xuất khẩu. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ở nước ta do Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương nên chỉ các đơn vị kinh tế quốc doanh mới được kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, trong thời kì này, Nhà nước không thu thuế xuất khẩu, các đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh xuất khẩu thực ĩ hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thông qua hình thức thu chênh lệch ngoại thương và thu kết hối ngoại tệ. Từ năm 1987, Nhà nước áp dụng chế độ thuế nhập khẩu mậu dịch và thuế hàng hóa nhập khẩu mậu dịch. Đến năm 1989, Nhà nước bãi bỏ thuế hàng hóa nhập khẩu mậu dịch nên chỉ còn lại thuế xuất, nhập khẩu hàng mậu dịch và thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu phi mậu dịch. Để thống nhất _ Quốc, người sáng lập nên nho giáo - hệ tư tưởng thu thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu mậu dịch và giữ vị trí chủ đạo trong năm trung phi mậu dịch, ngày 26.12.1991, Quốc hội thông qua đời sống tỉnh thần, ý thức hệ và nền văn hoá Luật thuế xuất, nhập khẩu áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu. Từ đó, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam được sửa đổi bổ sung nhiều lần để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu. Trị giá hàng hóa xuất khẩu được xác định theo giá tính thuế của từng mặt hàng xuất khẩu. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu là tổ chức, cá nhân có hàng hóa được phép xuất khẩu. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu có thể là chủ sở hữu hoặc có thể chỉ là người thực hiện ủy thác xuất khẩu. Căn cứ tính thuế xuất khẩu gồm: Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất khẩu.
Mức thuế xuất khẩu Nhà nước thu theo tỉ lệ phần trăm (%) tính trên trị giá của từng mặt hàng xuất khẩu.
2. Các đặc trưng cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
So với các loại thuế nội địa thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có nhiều điểm khác biệt. Những khác biệt này bắt nguồn từ bản chất và chức năng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các đặc trưng này bao gồm:
Thứ nhất, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hoá được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm “hàng hoá” là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể hiểu theo nghĩa thông thường, bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi biên giới của một nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại hàng hoá vô hình được chuyển vào hoặc ra khỏi biên giới một nước nhưng không phải bằng phương thức thông thường mà cơ quan Hải quan có thể kiểm soát được. Ví dụ điển hình cho những loại hàng hoá này chính là những sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin được giao dịch hàng ngày qua mạng máy tính toàn cầu (Internet). Ngoài ra, điểm rất đáng được lưu ý là những “dịch vụ” tuy cũng được xuất khẩu và nhập khẩu trên thực tế giữa các quốc gia nhưng hầu như pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các nước đều không quy định là một phần trong “đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”. Có lẽ điều này xuất phát từ sự khó khăn của các cơ quan công quyền trong việc kiểm soát hành vi xuất, nhập khẩu đối với đối tượng là “dịch vụ”.
Thứ hai, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hoá nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu, vì chính người nhập khẩu vừa là người nộp thuế đồng thòi là người chịu thuế. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hoá đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu và do đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính chất là thuế gián thu, bởi lẽ người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
Thứ ba, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và đỉều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu. Chức năng này thể hiện sự khác biệt căn bản giữa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với các loại thuế nội địa khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đậc biệt, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhẵn và thuế thu nhập doanh nghiệp... Tuy nhiên, trải qua thời gian, dưới sức ép của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại, chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm sút, để nhường chỗ cho chức năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Ngày nay, do chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các nước có xu hướng cắt giảm dần các mức thuế suất nhằm đáp ứng yêu cầu tự do hoá thương mại quốc tế nên có thể trong tương lai, ranh giới để phân biệt giữa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế nội địa sẽ trở nến rất mong manh và thậm chí có thể bị “xoá nhoà” hoàn toàn, khi mà tự do hoá thương mại đã trở thành xu hướng tất yếu và mang tính hiện thực trên toàn thế giới.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)