Mục lục bài viết
1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hiểu là gì?
Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là hai biện pháp chính sách kinh tế được các quốc tế áp dụng nhằm điều tiết luồng hàng hoá vào ra khỏi thị trường nội địa
- Về thuế xuất khẩu, đây là khoản tiền mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu phải trả khi họ chuyển hàng hoá ra khỏi quốc gia của mình. Mục đích của thuế xuất khẩu thường là để hạn chế việc xuất khẩu các loại hàng hoá cụ thể, có thể do quốc gia muốn bảo vệ nguồn cung trong nước hoặc để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa.
Như vậy thì thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những hàng hoá mà nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu
- Thuế nhập khẩu đây là một loại thuế được áp dụng khi hàng hoá từ nước ngoài được mang vào quốc gia. Quốc gia áp dụng thuế nhập khẩu thường nhằm mục đích bảo vệ sản xuất và nền kinh tế nội địa bằng cách làm tăng giá thành cho hàng hoá ngoại nhập từ đó tạo ra sự cạnh tranh không công bằng so với hàng hoá sản xuất trong nước.
Như vậy, thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hoá có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Trong phần tiếp theo luật Minh Khuê sẽ gửi tới chi tiết về thời gian nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Thời gian nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ tại Điều 9 của Luật Thuế xuất khẩu và nhập khẩu 2016 quy định về thời hạn nộp thuế được mô tả một cách chi tiết và cụ thể. Theo đó:
Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu đều phải chịu thuế và nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng có một số trường hợp được phép thực hiện việc này sau.
- Trong trường hợp tổ chức tín dung bảo lãnh số thuế phải nộp, hàng hoá vẫn có thể được thông quan hoặc giải phóng nhưng số tiền thuế phải được nộp chậm theo quy định của luật thuế. Thời hạn tối đa cho việc bảo lãnh là 30 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Nếu đã có tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của luật hải quan và họ phải nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông qua hoặc giải phóng hàng hoá trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Nếu vượt quá thời hạn này thì người nộp thuế chưa nộp thuế thì họ phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp thuế theo quy định của luật quản lý thuế.
Theo như quy định trên thì Hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoá. Tuy nhiên thì người nộp thuế được thực hiện nộp thuế xuất nhập khẩu sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa cụ thể là nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hoá trong tháng chậm nhất là vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày ngày nộp thuế.
Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa nhập khẩu: Theo quy định tại Điểm b khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế quy định vè thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp được thực hiện như sau:
Trong trường hợp này thì người nộp thuế cần tạm nộp một khoản thuế dự kiện dựa trên thông tin khai báo ban đầu. Tuy nhiên thì nếu kết quả phân tích và đánh giá của cơ quan hải quan phát hiện ra rằng nếu giá trị thực của hàng hóa cao hơn so với thông tin được khai báo ban đầu thì người nộp thuế sẽ phải nộp thêm số tiền thuế trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu điều chỉnh từ cơ quan hải quan. Ngược lại nếu kết quả phân tích chỉ ra rằng giá trị thực của hàng hóa thấp hơn so với thông tin khai báo thì người nộp thuế sẽ được thông báo để cung cấp thông tin bổ sung và sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về hải quan, bao gồm cả việc hoàn trả số tiền thuế nếu có.
- Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký khai hải quan thực hiện như sau: Người nộp thuế cần phải tạm nộp một khoản thuế dự kiến dựa trên giá trị khai báo. Nếu sau này có giá trị chính thức được xác định thì người nộp thuế sẽ cần điều chỉnh và nộp thêm số tiền thuế tương đương trong vòng 05 ngày làm việc kể từ thời điểm giá trị chính thức được công bố.
- Thời hạn nộp tiền thuế đối với trường hợp hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các điều chỉnh cộng vào giá trị hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau: Thì người nộp thuế cần tạm nộp một khoản thuế ước lượng. Tuy nhiên thì khi các khoản này được xác định thì người nộp thuế sẽ cần phải điều chỉnh và nộp thêm số tiền thuế tương ứng trong vòng 05 ngày làm việc sau khi đã xác định được các khoản này.
Việc quy định rõ ràng về thời hạn nộp thuế đối với các tình huống khác nhau không chỉ giúp tăng tính minh bạch và công bằng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
Các trường hợp được nộp thuế nhập khẩu chậm và thời hạn nộp thuế chậm:
Tại điều 9 Luật thuế xuất, nhập khẩu 2016 quy định thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định Luật hải quan trừ trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định Luật hải quan. Được thực hiện nộp thuế chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp số tiền đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
- Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp. Thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Nhưng phải nộp số tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Thời gian bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh mà hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp và tiền thuế chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền của người nộp thuế chậm cần làm.
Cách tính thuế nhập khẩu:
Thuế NK = Giá tính thuế NK x thuế suất thuế NK
Trong đó: Giá tính thuế NK là giá nhập tại cửa khẩu, giá phải trả khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên
Thuế suất thuế NK có nhiều mức thuế khác nhau được quy định
3. Một số lưu ý về thuế xuất nhập khẩu
Một bộ hồ sơ xuất nhập khẩu cần đầy đủ những giấy tờ sau:
- Hợp đồng thương mại giữa hai đơn vị xuất nhập khẩu
- Commercial Invoice: hóa đơn hàng hóa
- Packing list: phiếu đóng gói hàng hóa, trên đó thể hiện rõ tình trạng lô hàng
- Bill of lading: vận đơn xác nhận phương tiện vận tải cho hàng hóa
Trình tự thủ tục nộp thuế xuất nhập khẩu:
Bước 1: Khai báo hải quan
Thời hạn: Hàng NK : không quá 30 ngày, quá 30 ngày bị phạt hành chính. Quá 180 ngày là hàng tồn đọng
- Hàng NK: chậm nhất 8h với đường biển; 4h với đường sông; 2h với đường không
- Trường hợp cụ thể do trường hải quan cửa khẩu quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi phương tiện vận chuyển xuất cảnh 1 giờ
Địa điểm: Tại hải quan cửa khẩu hoặc hải quan ngoài cửa khẩu
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Hồ sơ bao gồm: như trên
Chứng từ cần phải nộp theo quy định
Chứng từ phải xuất trình theo quy định
Xử lý hồ sơ và phân luồng theo quy định
Bước 3: Kiểm tra và thông báo thuế:
- Trường hợp 1: Những trường hợp miễn kiểm tra thực tế
- Trường hợp 2: Hàng kiểm tra xác suất thực tế hàng hóa
- Trường hợp 3: Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng
Bước 4: Nộp thuế và thông quan
Việc nộp thuế là điều rất quan trọng và là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức, pháp nhân phải thực hiện khi xuất hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Người nộp thuế xuất nhập khẩu gồm những ai?
Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu hàng hóa. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật thuế: 19006162 để được tư vấn cụ thể.