Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn được Luật sư của chúng tôi trả lời như sau:

 

1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?

Tại khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, (Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập; tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn.

>> Tham khảo: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện nay

 

2. Đặc điểm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và những quy định khác của pháp luật.

– Đối tượng kinh doanh: tiền tệ và giấy tờ có giá

– Hoạt động kinh doanh đặc thù:

+ Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước

+ Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán

– Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng

– Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể tham gia quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ, yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ

 

3. Điều kiện thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng

3.1 Điều kiện chung

Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định.

Có Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật.

Người quản lý; người điều hành; thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn; điều kiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017.

Có Đề án thành lập; phương án kinh doanh khả thi; không gây ảnh hưởng đến sự an toàn; ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh; hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

 

3.2 Điều kiện với cổ đông sáng lập

Đối với cổ đông sáng lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì:

Không được dùng vốn huy động; vốn vay của tổ chức; cá nhân khác để góp vốn.

Không phải là cổ đông chiến lược; cổ đông sáng lập; chủ sở hữu; thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Nếu cổ đông sáng lập là cá nhân phải: mang quốc tịch Việt Nam; không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp. Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức thì phải: được thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam; Kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và BHXH đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

 

3.3 Điều kiện với ngân hàng thương mại Việt Nam

Có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ đồng; tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng.

Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập.

Không vi phạm các giới hạn; tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động trong năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh.

Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ; hoạt động ngân hàng trong 02 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh; đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có; tình hình tài chính; các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính; công nghệ; quản trị; điều hành; hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh; tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm tổ chức duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.

Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra; giám sát hoạt động ngân hàng; trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng; và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

 

3.4 Điều kiện với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam

Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng; tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định; phải đảm bảo vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn cam kết góp.

Nếu doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định của pháp luật có liên quan.

 

4. Những nguyên tắc chung trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Về phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể trong giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kì hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong giấy phép được Ngân hàng nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng. Các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng được tiến hành Luật các tổ chức tín dụng và theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.

Về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thoả thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Về phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu của tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật này và quy định của Ngân hàng nhà nước. Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng và Luật chứng khoán, Chính phủ quy định việc phát hành trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn của tổ chức tín dụng.

Về quy định nội bộ: Căn cứ vào quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lí rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lí các trường hợp khẩn cấp.

Tổ chức tín dụng phải ban hành và gửi cho Ngân hàng nhà nước các quy định nội bộ ngay sau khi ban hành bao gồm:

- Quy định về cấp tín dụng, quản lí tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích;

- Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;

- Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu;

- Quy định về quản lí thanh khoản, trong đó có các thủ tục và các giới hạn quản lí thanh khoản;

- Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

- Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Quy định về quy trình, thủ tục, bao gồm cả nguyên tắc nhận biết khách hàng để bảo đảm ngăn ngừa việc tổ chức tín dụng bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác;

- Quy định về phương án xử lí các trường hợp khan cấp.

 

5. Một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng điển hình

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng như: Các công ty tài chính như công ty tài chính bán hàng, công ty tài chính tiêu dùng, công ty tài chính doanh nghiệp. Các công ty tài chính sở hữu một hình thức trung gian về tài chính tín dụng cố định. Các công ty tài chính thực hiện việc đi huy động các vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau, thực hiện nhận các khoản tiền gửi từ các tổ chức, điều chỉnh các khoản tiền gửi cho phù hợp và quản lí nó, tiến hành việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu hoặc trái phiếu để phát tín hiệu đến các công ty và các tổ chức với mục đích là huy động vốn đầu tư. 

Ngoài ra các công ty tài chính còn thực hiện việc huy động và nhận vốn đầu tư ra thì công ty này cũng sẽ là nguồn đầu tư  tiềm năng và cho vay dưới các hình thức khác nhau : vay tiêu dùng, vay tín dụng, vay theo kỳ khoản, vay trả góp,…Phát hành các loại thẻ tín dụng, cho thuê tài chính khi được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước.

 

5.1 Quỹ tín dụng nhân dân có phải tổ chức tín dụng không?

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

 

5.2 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có tư cách pháp nhân không?

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có tư cách pháp nhân theo quy định. Tổ chức này thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí của một pháp nhân.

Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi , Nội dung tư vấn dựa trên những quy định pháp luật hiện hành, mục đích nhằm cung cấp cho các cá nhân và tổ chức tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.