Tối ưu Pareto, tính tối ưu Pareto, (Pareto optimality) là sự tối đa hoá phúc lợi kinh tế của cộng đồng. Để có tối ưu Pareto, chúng ta cần thỏa mãn ba điều kiện. Giả sử chúng ta xem xét một nền kinh tế đơn giản chỉ sản xuất hai hàng hoá là X và y, chỉ có hai người tiêu dùng A và B như trong hình 123, thì tối ưu Pareto đạt được khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:
/. Sự phân bổ tối ưu hàng hoứ giữa hai người riéu dùng đòi hỏi:
MUXJ MUXff mu " ■ ~MU^
Trong đó Aíí/Ấ1 là ích lợi cận biên của hàng hoá X đối với người tiêu dùng Â, MUỵ.ỵ là ích lọi cận biên của hàng hơá Y đối với người tiêu dùng A, ... Điều kiện này nói rằng tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hoá, tức tỷ lệ ích lợi cận biên của chúng, phải bằng nhau đối với mọi người tiêu dùng. Nếu chưa đạt được tình huòng này, người tiêu dùng có thể cải thiện phúc lợi của mình bằng cách trao đổi hàng hoá. Người tiêu dùng đánh giá X cao hơn so với y có thể đổi một ít y cho người tiêu dùng đánh giá y cao hơn so với X. Chỉ khi nào tỷ lệ ích lợi bằng nhau cho cả hai người tiêu dùng, thì việc trao đổi mới không thể đem lại phúc lợi cho cả hai.
2. Phân bổ tối ưu đầu vào cho các mục đích sản xuất, ví dụ sử dụng tối ưu hai đầu vào i và j trong quá trình sản xuất hàng hoá X và y. Việc sử dụng tối ưu các đầu vào đòi hỏi tỷ lệ sản phẩm hiện vật cận biên của ì và j được sử dụng trong quá trình sản xuất X(bỉPữ và MPjX) phải bằng tỷ lệ sản phẩm hiện vật cận biên của chúng trong quá trình sản xuất y và A/PjV). Nghĩa là:
MPlX _ MPiỴ
MPìX ~ ữpỊ
Nếu điều kiện bằng nhau này không được thỏa mãn, một đầu vào sẽ có hiệu quả hơn trong việc sản xuất một hàng hoá và đầu vào kia phải ít hiệu quả hơn trong việc sản xuất hàng hoá đó. Vì vậy, xã hội có lợi nếu chuyển nhiều đầu vào thứ nhất hơn sang mục đích sản xuất có hiệu quả khác và chuyển đầu vào thứ hai sang mục đích sử dụng đó. Việc làm này cho phép xã hội mở rộng sản xuất một hàng hoá trong khi giữ nguyên mức sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào tỷ lệ sản phẩm cận biên bằng nhau, xã hội mới không có lợi khi tái phân bố dần vào cho các mục đích sử dụng khác nhau.
3. Quy mô sail lượng tớ'i ưu, như được minh họa trong hình 123. Hình này vẽ đường chuyển đổi biểu thị lượng hàng hoá X và y có thể sản xuất bằng cách sử dụng hết các nguồn lực của xã hội. Đô dốc của đường này biểu thị tỷ lệ chuyển đổi cận biên, tức tỷ lệ giữa chi phí cận biên của hàng hoá Xvà chi phí cận biên của hàng hoá r. Sản lượng tối ưu cho bất kỳ cặp hàng hoá X và Y nào cũng đòi hỏi hàng hoá phải được sản xuất với số lượng sao cho:
Đường chuyển đổi hay đường giới hạn năng lực sản xuất.
Công thức trên hàm ý tỷ lệ giữa ích lợi cận biên và chi phí cận biên của các hàng hoá phải bằng nhau, sao cho giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hoá X cuối cùng phải tạo ra mức ích lợi đúng bằng giá trị bàng tiên của đơn vị hàng hoá y cuối cùng. Đây là điều kiện phải được thỏa mãn nếu độ dốc của đường chuyển đổi, tức tỷ lệ chi phí giữa X và Y, bằng tỷ lệ ích lợi cận biên giữa Xvà Y, tức tỷ lệ thay thế cận biên. Nếu các tỷ lệ này không bằng nhau, xã hội sẽ có lợi nếu sản xuất thêm hàng hoá đem lại ích lợi cận biên cao hơn tính trên mỗi đơn vị chi phí cận biên,
Khi tất cả các điều kiện trên đã thỏa mãn, người ta không thể cải thiện phúc lợi của một người mà không đồng thời làm giảm phúc lợi của người khác. Xem kinh tế phúc lợi.
Tổn thất do bảo hộ (cost of protection) Xem clìi phí bảo hộ.
Tổn thất do tác nghẽn (congestion costs) Xem chi phí tắc nghẽn.