- Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Phối họp với Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao;
- Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
- Tổ chức các nghiệp vụ thư kí tại kì họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tập họp, tổng họp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; kí biên bản kì họp, biên bản phiên họp;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Giúp việc cho Tổng thư kí Quốc hội có Ban thư kí. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban thư kí do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký
1. Tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội về các vấn đề liên quan đến dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội trong việc xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
3. Tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong việc tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
4. Tham mưu cho Tổng Thư ký Quốc hội và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng Thư ký Quốc hội giao.
Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký
1. Ban Thư ký có hai Phó Tổng Thư ký Quốc hội và các Ủy viên Ban Thư ký.
2. Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
3. Các Ủy viên Ban Thư ký hoạt động kiêm nhiệm, là người đứng đầu một số vụ, đơn vị sau đây của Văn phòng Quốc hội:
a) Vụ trưởng Vụ Dân tộc;
b) Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
c) Vụ trưởng Vụ Tư pháp;
d) Vụ trưởng Vụ Kinh tế;
đ) Vụ trưởng Vụ Tài chính, ngân sách;
e) Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và an ninh;
g) Vụ trưởng Vụ Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
h) Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội;
i) Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường;
k) Vụ trưởng Vụ Đối ngoại;
l) Vụ trưởng Vụ Tổng hợp;
m) Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
n) Vụ trưởng Vụ Thông tin;
o) Giám đốc Thư viện Quốc hội;
p) Giám đốc Trung tâm Tin học.
4. Danh sách cụ thể Ủy viên Ban Thư ký do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)