Mục lục bài viết
- 1. Chủ thể có nghĩa vụ khai nộp thuế cho nhà nước:
- 2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
- 2.1 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- 2.2 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- 2.3 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- 2.4 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết,
- 3. Chủ thể không khai và nộp thuế đúng thời hạn có thể bị xử phạt hành chính như nào?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến Công ty của chúng tôi, để giải đáp thắc mắc các yêu cầu của bạn Công ty Luật Minh Khuê sẽ cùng bạn làm rõ một số vấn đề với nội dung như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật quản lý thuế năm 2019
Thông tư 111/2013/TT- BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân...
Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng...
Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế...
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Chủ thể có nghĩa vụ khai nộp thuế cho nhà nước:
Chủ thể có nghĩa vụ khai nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, cụ thể bao gồm các chủ thể sau:
- Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế :
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
e) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.
- Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
2.1 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Đây là trường hợp người nộp thuế bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 07 năm 2020 quy định tại Điều 36 về các trường hợp bị tạm hoãn xuât cảnh như sau:
Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh về cá nhân, người nộp thuế quy định, việc thông báo phải được thể hiện theo hình thức cụ thể bằng văn bản và thể hiện rõ nội dung của yêu cầu, căn cứ pháp lý.
2.2 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan: Để được chấp nhận về hồ sơ giải thể khi nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư tại tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì cần có giấy xác nhận của cơ quan quản lý thuế đối với doanh nghiệp rằng doanh nghiệp đã hoàn tất nghĩa vụ về thuế, nếu doanh nghiệp còn nợ thuế thì sẽ không thể thực hiện được thủ tục giải thể.
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản: bản chất doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản thì Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đốì với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp: dù doanh nghiệp thuộc loại hình mà thành viên phải chịu trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn thì khi còn nợ tiền thuế thì những chủ sở hữu, người góp vốn đều phải chịu trách nhiệm với nhà nước.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.
2.3 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Doanh nghiệp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuê của doanh nghiệp được tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.4 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết,
mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết do người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bô' là đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc tất cả những người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bô' là đã chết thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự cụ thể: tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuê' của người bị Tòa án tuyên bô' mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự do người quản lý tài sản của người mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phần tài sản của người đó.
Trường hợp Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bô' một người là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì sô' nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã xóa theo quy định tại Điều 85 của Luật này được phục hồi lại, nhưng không bị tính tiền chậm nộp cho thời gian bị tuyên bô' là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
3. Chủ thể không khai và nộp thuế đúng thời hạn có thể bị xử phạt hành chính như nào?
Chủ thể có hành vi khai chậm tờ khai thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Nếu chủ thể có hành vi chậm nộp tiền thuế thì áp dụng khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019:
Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Từ quy định trên có thể xác định được công thức để tính tiền phạt vi phạm do chậm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản như sau:
Tiền phạt vi phạm do chậm nộp tiền thuế | = | Số tiền thuế chậm nộp | x | 0,03% | x | Số ngày chậm nộp |
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 19006162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!