Mục lục bài viết
- 1. Thế nào là xúi giục người khác đánh nhau gây mất trật tự công cộng?
- 2. Đánh nhau gây mất trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
- 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác
- 4. Mức xử phạt cho hành vi xúi giục người khác hành hung đánh người
- 4.1 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúi giục người khác đánh nhau
- 4.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xúi giục người khác đánh nhau
Luật sư tư vấn:
1. Thế nào là xúi giục người khác đánh nhau gây mất trật tự công cộng?
Đánh nhau hay đánh lộn (theo cách gọi của miền Nam) hay chiến đấu là hành động dẫn tới xung đột của ít nhất hai đối tượng (đánh tay đôi), hoặc nhiều đối tượng với nhau mà sự việc này không được giải quyết bằng cách thương lượng một cách hòa nhã. Hành động này có thể được tính toán trước hoặc không tính toán trước. Nó dẫn tới bị thương cho cả một, hai hoặc nhiều người. Trường hợp nhẹ thì chỉ gây tổn thương ngoài da, mạnh thì cấp cứu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn hoặc tranh giành một sự vật hoặc một sự việc nào đó. Mà nó ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quyền lợi và danh dự của cá nhân đó. Cũng có khi do không kiểm soát được bản thân vì những lúc quá kích động, hay sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy quá liều. Trong lúc đánh nhau các đối tượng có thể sử dụng hoặc không sử dụng vũ khí gây sát thương tùy theo trường hợp và hoàn cảnh.
Xúi giục người khác đánh nhau có thể coi là hành vi không trực tiếp đánh nhau mà dùng các hành động khác làm người khác nảy sinh ý định phạm tội và thúc đẩy họ thực hiện tội phạm đó hoặc chỉ nhằm thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa dồi,... Hành vi xúi giục người khác đánh nhau có thể dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội hoàn thành) hoặc chưa dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội chưa thành). Hành vi xúi giục phạm tội có thể thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi đồng phạm.
Ví du: Chị A và chị N là nhân viên bán hàng ở cửa hàng đồng hồ XYZ, trong ca làm việc chị A có vô tình làm rơi chiếc điện thoại iphone X của chị N gây vỡ màn hình, hai người lời qua tiếng lại cho đến khi quản lý ra nhắc nhở thì mới dừng lại. Vì quá tức chị A nên khi tan làm chị N có gọi điện cho anh B là người yêu của chị N, khóc lóc đòi chia tay nếu như anh B không kêu người đến đánh chị A và bắt chị A phải xin lỗi mình. Do nghe chị N nên anh B đã cùng với những người bạn của mình đã thực hiện hành vi đánh chị A gây thương tích 15%. Chị N ở đây đã thực hiện việc xúi giục người khác hành hung đánh người.
Gây mất trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Người có hành vi gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đánh nhau gây mất trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:
- Phạt từ 1 triệu - 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 7);
- Phạt từ 2 triệu - 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh sự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 7);
- Phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu đối với các hành vi tại điểm a, b khoản 4 Điều 7, bao gồm:
+ Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Căn cứ quy định trên, hành vi đánh nhau hiện nay được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Mức phạt tối đa đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
*Lưu ý: Trong trường hợp đánh nhau dây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu trên.
4. Mức xử phạt cho hành vi xúi giục người khác hành hung đánh người
4.1 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúi giục người khác đánh nhau
Xúi giục người khác đánh nhau là một hành vi nguy hiểm gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của người khác đôi khi còn ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng của các bên liên quan. Chính vì vậy, pháp luật đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt để xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật này.
Căn cứ vào Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh sự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
- Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,...
Như vậy, nếu như người nào có hành vi xúi giục người khác đánh nhau gây rối trật tự công cộng thì theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng. Nếu như không có các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì hành vi này sẽ bị phạt tiền cụ thể là 750.000 đồng.
4.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xúi giục người khác đánh nhau
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi dục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa có ý định tội phạm, vị có người khác xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định tội phạm. Câu hỏi đặt ra ở đây là khi nào người xúi giục người khác hành hung đánh nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định rõ tỷ lệ thương tích bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm hình sự cụ thể như thế nào. Chính vì vậy khi mà hành vi đánh nhay là cố ý gây thương tích cho người khác và gây ra thương tích cho người khác theo các tỷ lệ được quy định tại Điều 134 bộ Luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích thì nếu xét đủ điều kiện cấu thành tội phạm thì người ấy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Và việc có người xúi giục, kích động người phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 có thể được coi là đồng phạm. Và người xúi giục trong đồng phạm được quy định là người kích đông, dụ dỗ, thúc đẩy người khác để người đó thực hiện việc phạm tội.
Điều 17 quy định về Đồng phạm cụ thể như sau:
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
Ví dụ: Anh A và chị B kết hôn được 5 năm và đẻ được 2 cháu. Anh A làm nghề xây dựng 1 năm chỉ về 2 - 3 lần, chị B ở nhà làm nghề giáo viên và chăm sóc 2 đứa con. Do sắp tới công trình sẽ phải dừng hoạt động một thời gian vì lý do thiếu kinh phí đầu tư nên anh A được nghỉ dài hạn. Khi được nghỉ ở nhà anh có làm thân được với anh hàng xóm và hay ngồi nhậu cùng nhau, trong một lần say anh hàng xóm có nói với anh A rằng anh A bị vợ cắm sừng, trong lúc anh A không có ở nhà chị B thường xuyên dẫn anh D là đồng nghiệp dậy cùng trường về nhà sống chung như vợ chồng, anh hàng xóm có khuyên anh A nên kêu người đến đánh anh D để anh D biết sợ và trừa cái tội. Thực chất anh D mới chính là người có xích mích với anh hàng xóm từ trước, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của anh A nên mượn tay anh A đánh anh B để trả thù. Không cần kiểm chứng tính xác thực của vấn đề, nghe lời ngon ngọt, dụ dỗ, ngày hôm sau, nhờ sự trợ giúp của anh hàng xóm trong vấn đề thuê xã hội đen, anh A đã dẫn người đến đánh anh D làm cho anh D bị tổn thương nặng. Việc anh hàng xóm đổ tội cho anh D, thuê xã hội đen và xúi giục kích động anh A đi đánh anh D sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đồng phạm xúi giục người khác đánh nhau nếu như người bị xúi giục phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người xúi dục là người phạm tội giấu mặt, dân gian thường gọi là người "ném đá giấu tay". Tuy nhiên, nếu xúi dục trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội, người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi giục được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để người xúi giục thực hiện tội phạm. Nếu xúi dục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tội phạm thì người xúi dục còn phải chịu tình tiết tăng tặng trách nhiệm hình sự "xúi giục người chưa thành niên tội phạm".
Trong trường hợp người xúi dục lại là người tổ chức và cùng thực hiện tội phạm thì họ trở thành người tổ chức và nếu xúi người chưa thành niên tội phạm thì họ còn phải chịu tình tiết tăng nặng "xúi giục người chưa thành niên tội phạm".
Hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là người xúi giục phải nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể. Nếu chỉ có lời nói có tính chất thông báo hoặc gợi ý chung chung thì không phải là người xúi Giục và không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, cần phải xem xét cụ thể tình huống để xác định việc xúi giục có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề khác như doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình, dân sự, hình sự, bảo hiểm,... cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi tới số tổng đài tư vấn pháp lý 1900.6162 để được đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng. Trân trọng!