1. Tư vấn thủ tục và hồ sơ hoàn công xây dựng nhà ở ?

Kính gửi văn phòng luật sư Minh Khuê, tôi đang gặp vấn đề trong việc làm thủ tục hoàn công nhà ở để điều chỉnh biến động về tài sản gắn liền trên đất. Diễn biến vấn đề như sau:

Năm 2011 bố mẹ tặng cho tôi quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có một ngôi nhà: tạm gọi là “nhà cũ”) có hợp đồng công chứng tặng cho. Sau đó tôi đã làm thủ tục sang tên trên sổ hồng và được sang tên (cụ thể: trên giấy chứng nhận của bố mẹ đã được ghi thêm mục tặng cho con) ?

Năm 2012, tôi làm thủ tục xin cấp phép xây dựng để xây nhà mới trên thửa đất bộ mẹ tặng cho tôi và được cấp phép xây dựng, tuy nhiên trên giấy phép xây dựng vẫn mang tên bố mẹ tôi. Tôi đã nêu thắc mắc này với đơn vị cấp phép xây dựng nhưng họ nói không sao và tôi cũng nghĩ đơn giản là miễn sao có giấy phép xây dựng trên thửa đất của mình là được mà không yêu cầu điều chỉnh đúng tên của tôi trên giấy phép xây dựng.

Tôi tiến hành làm nhà (tạm gọi là “nhà mới”). Sau khi xây dựng xong nhà đến nay (2017), tôi không hiểu biết quy định là phải làm thủ tục hoàn công nên chưa làm thủ tục hoàn công.

Nay tôi xin điều chỉnh biến động trên sổ hồng (cập nhật thông tin “nhà mới” trên sổ hồng), thì được biết tôi không thể làm thủ tục đăng ký biến động tài sản gắn liền với đất do giấy phép xây dựng “nhà mới” đứng tên bố mẹ tôi vậy, kính mong luật sư tư vấn giúp tôi (bố mẹ tôi) phải thực hiện những thủ tục nào để tôi có thể hoàn thành thủ tục đăng ký biến động tài sản gắn liền với đất trên sổ hồng ?

Xin trân trọng cảm ơn.

Tư vấn thủ tục và hồ sơ hoàn công xây dựng nhà ở ? Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ?

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Theo như bạn trình bày, kể chuyện lại thì giấy phép xây dựng “nhà mới” đứng tên bố mẹ bạn. Như vậy, bạn cần hoàn thành thủ tục đăng ký biến động tài sản gắn liền với đất trên sổ hồng.

Thứ nhất, sau khi việc thi công công trình xây dựng hoàn tất, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công xây dựng để nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, nghiệm thu các thiết bị, nghiệm thu từng hạng mục và hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD, cụ thể như sau:

“1) Giấy phép xây dựng.

2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.”

Nộp hồ sơ tại:

- UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;

- UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013: Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

Theo đó, hồ sơ thủ tục:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:

+ Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;

+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;

+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;

+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Bản sao một trong các giấy tờ: chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm, thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.

Về biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình bạn tham khảo quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Thứ hai, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

– Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

– Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

– Chuyển mục đích sử dụng đất;

– Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

– Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

– Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

– Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

– Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

– Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Hồ sơ thủ tục:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:

+ Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;

+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;

+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;

+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Bản sao một trong các giấy tờ: chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm, thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đến văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

– Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

– Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

Bước 3:

– Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã; trả Giấy chứng nhận đã xác nhận cho người nộp hồ sơ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thêm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Thẩm quyền giải quyết:

– Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn (công chức địa chính cấp xã ).

Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Tham khảo một số văn bản pháp lý liên quan:

Luật Đất đai 2013;

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013;

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ địa chính;

Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP.

Vấn đề đất đai hiện nay là vấn đề nóng của xã hộị. Dân số tăng nhanh cùng với việc phát triển kinh tế khiến nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng cao trong khi diện tích đất không thay đổi. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành các chính sách về sử dụng nguồn tài nguyên đất sao cho hợp lý, khắc phục những tiêu cực trong quan hệ sử dụng và tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

2. Xây nhà khi chưa có giấy phép bị xử phạt thế nào?

Thưa Luật sư! Tôi có xây thêm 1 căn phòng ở miếng đất sau nhà tôi để thuận tiện cho việc sinh hoạt, hội họp. Do chưa xin được giấp phép nên bị chính quyền đòi phá dỡ. Tôi đã làm đơn xin cứu xét và họ đồng ý cho duy trì nhưng cam kết không đền bù đồng thời nộp khoản tiền phạt là 6.250.000 đồng.
Ngày 10/03/2016, quản lý đô thị cho người xuống phá dỡ rồi chở hết đồ đạc về Ủy ban do lúc ấy tôi không có mặt ở nhà. Sau đó, ban quản lý đô thị gọi tôi đến chở đồ về và bảo tôi không được thưa kiện. Xin cho tôi biết cách xử lý của chính quyền địa phương tôi như vậy là đúng hay sai. Nếu sai, tôi phải nộp đơn nơi đâu để được xem xét, giải quyết?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định:

"Điều 89. Đối tượngcác loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."

Như vậy, nếu trong trường hợp không được miễn giấy phép xây dựng theo khoản 2 Điều này thì bạn phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng. Trong trường hợp không có giấy phép xây dựng có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ theo khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức xử phạt khi tổ chức thi công coogn trình không có giấy phép xây dựng như sau:

"5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Và bạn còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại khoản 5 điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CPnhư sau:

"Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng."

Như vậy, trường hợp của bạn sẽ bị xử phạt hành chính và yêu cầu phá dỡ. Nếu trường hợp của bạn không thuộc trường hợp phải xin cấp phép xây dựng mà bị xử phạt hành chính thì bạn có quyền khiếu nại trực tiếp đến người đã ra quyết định xử phạt.

Luật khiếu nại 2011 có quy định về trình tự khiếu nại như sau:

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hàn

h chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Bạn có thể tiến hành khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.

3. Muốn xây nhà trên 2 loại đất khác nhau thì phải làm gì ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề muốn hỏi như sau: Vợ chồng tôi có mua 1 miếng đất thuộc quận Bình tân, tp HCM diện tích bao gồm 43m2 đất ở tại đô thị thời hạn lâu dài và 28.30 m2 đất trồng lúa thời hạn đến năm 2028. Tôi muốn xây dựng nhà ở trên toàn bộ diện tích 71.30 m2 thì tôi phải làm gì?
Xin chân thành cảm ơn.
Muốn xây nhà trên 2 loại đất khác nhau thì phải làm gì ?

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến thư mục tư vấn của công ty luật Minh Khuê, thắc mắc của bạn sẽ được tư vấn như sau:

Miếng đất của bạn là đất hỗn hợp gồm đất thổ cư và đất trồng lúa nên nếu bạn muốn xây nhà trên toàn bộ mảnh đất trên thì phải xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở vì thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai số 45/2013/QH13:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;…”

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở tại đô thị như sau được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai như sau:

“Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

4. Xây nhà có cần bản vẽ kiến trúc ?

Thưa Luật sư! Vừa qua, lúc đang xây nhà thi có mấy anh quản lý đô thị của Quận tới kiểm tra, sau khi yêu cầu tôi xuất trình giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế, các giấy tờ liên quan đến thi công, bảo hiểm ... thì có yêu cầu tôi phải có thêm "bản vẽ kiến trúc" (bao gồm thiết kế móng, điện, nước, phối cảnh...) nữa mới được.

Việc này làm tôi hơi bất ngờ vì theo thông tư 05/2015 thì chủ nhà được tự thiết kế. Ý tôi muốn hỏi yêu cầu phải có bản vẽ kiến trúc (hồ sơ thiết kế chi tiết) trong trường hợp này có đúng với thông tư 05/2015 không vậy. Rất mong luật sư tư vấn và giúp đỡ cho tôi được rõ hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BXD quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ quy định:

Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở
1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế.
2. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
3. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo đó, chỉ khi nhà bạn có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m thì chủ nhà được phép tự thiết kế.

5. Xin xây nhà trên đất quy hoạch ?

Xin chào luât sư Minh Khuê! Em có một số thắc mắc về đất đai nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ. Nhà em ở đường Giải Phóng thành phố Nam Định, năm 1979 gia đình em có được xã Mỹ Xá cho mượn đất để sử dụng, về sau xã giao lại cho phường quản lý . Đến năm 1994 thành phố mở rộng đường Giải Phóng có lấy của nhà em khoảng 100m2 đất mà không có đền bù gì nên nhà em giữ được lại 30m2 đất.

Đến nay thành phố cũng không có quyết định rõ ràng về quy hoạch đường mà nhà em lại đông người 3 thế hệ( 6 người ở trên 30m2 nhà tạm). Nên em muốn xây lại nhà trên mảnh đất 30m2 đó có được không ?. Em có ra phường xin thì được trả lời là trong quy hoạch không được xây, mà từ năm 1994 đến nay gia đình em phải sống cảnh nhà tạm chật chội rất bức xúc. Kính mong luật sư hãy tư vấn cho em.

Em xin cảm ơn!

Muốn xây nhà trên 2 loại đất khác nhau thì phải làm gì ?

Liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 48, Luật đất đai năm 2013 quy định:

"Điều 48. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.

2. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây:

a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất."

Như vậy những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền công bố công khai.

Khoản 2, Điều 49, Luật đất đai 2013 quy định về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

"2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật."

Trường hợp 1: Nếu UBND cấp huyện nơi có đất đã công bố quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thì bạn vẫn tiếp tục được xây nhà trên nền móng bạn đã xây trước đó.

Trường hợp 2: Nếu UBND cấp huyện đã công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì bạn không được phép xây dựng nhà mời ở, công trình,.. Tuy nhiên, bạn đã có nhà và muốn cải tạo, sửa chữa thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.Nếu bạn tiếp tục xây nhà trên đất đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thu hồi đất bạn sẽ không được hưởng tiền bồi thường đất.

6. Giải quyết tranh chấp về việc xây nhà trên thửa đất của chủ sở hữu khác ?

Xin hỏi luật sư: Tôi có 1 miếng đất thổ cư đã mua cách đây hơn 2 năm ( diện tích 4 X 29 ) với giá 500 triệu. Tôi đã xin giấy phép xây dựng và đã xây lên 1 căn nhà 2 tấm. Một điều trớ trêu rằng: vì lí do khách quan tôi đã xây nhầm lên miếng đất bên cạnh cùng kích thước của 1 chủ đất khác.

Khoảng 5 tháng gia đình tôi đã dọn vào ở sau khi đã xin sổ hộ khẩu và số nhà thì chủ đất bên cạnh họ bảo nhà tôi đã xây nhầm lên đất họ và họ đưa ra 2 hướng giải quyết : Một là đền bù họ 100 triệu và chịu chi phí sang tên lại chủ quyền. Hai là tôi phải mua đứt luôn miếng đất của họ với giá 950 triệu. Hai giải pháp trên đối với tôi đều thấy quá là cao vì giá thực tế tôi thấy miếng đất đó hiện tại không vượt quá 700 triệu. (Một chi tiết nữa là sát bên miếng đất tôi đang tranh chấp là cũng cùng chung 1 chủ nhưng em ruột của họ đứng tên vi lí do này nên họ nói miếng đất của họ là nền đôi (có giá trị hơn) nên họ đòi giá cao, tôi thì không chấp nhận nền đôi được).

Mong quí luật sư cho tôi một lời tư vấn để giải quyết 1 cách ổn thỏa . Tôi xin chân thành cảm ơn!

Giải quyết tranh chấp về việc xây nhà trên thửa đất của chủ sở hữu khác ?

Luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến, gọi1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Khuê. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp của bạn thuộc hạng mục xây dựng nhà ở riêng lẻ, là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 quy định về việc cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:

Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.

Như vậy, để được xây dựng nhà ở trên thửa đất của mình, bạn phải được cấp phép xây dựng, trong hồ sơ xin cấp phép có giấy tờ ghi rõ diện tích và vị trí của thửa đất. Việc bạn xây dựng sang thửa đất của nhà bên cạnh, bạn không cung cấp được lý do chính đáng, nên đây có thể coi là hành vi lấn chiếm đất, cần phải xem rõ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính về thửa đất nhà bạn.

Trước hết, về hành vi lấn, chiếm đất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, theo Khoản 3, điều 10 của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP xử phạt hành chính trong đất đai có quy định về trường hợp lấn, chiếm đất ở xử lý vi phạm hành chính với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra theo điều này, tại khoản 5 thì còn buộc người có hành vi phạm phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Như vậy, nếu gia đình nhà hàng xóm trình báo về việc gia đình bạn lấn, chiếm đất thì ngoài việc bạn phải nộp phạt hành chính thì bạn còn phải buộc trả lại tình trạng ban đầu của đất. Nếu gia đình bạn đã xây dựng nhà ở trên 1 phần diện tích đất đó thì buộc bạn phải phá dỡ phần căn nhà trên diện tích đất nhà hàng xóm để trả lại tình trạng đất ban đầu cho chủ sở hữu.

Bạn nên cân nhắc giữa việc mua lại thửa đất đó so với việc phải tháo dỡ công trình đã xây dựng kết hợp với việc nộp phạt hành chính để có hướng giải quyết tốt nhất.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Đất đai - Công ty luật Minh Khuê