Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Nội dung phân tích

1. Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình có được thanh toán tiền khi đi sinh con không ?

Thưa luật sư cho tôi hỏi,tôi có thai được 2 tháng mới mua BHYT hộ gia đình vậy khi tôi đi sanh có được hưởng chế độ bảo hiểm như bình thường không.Vì tôi xem trên mạng có nhiều thông tin trái ngược nhau quá nên muốn nhờ luật sư giải thích giúp tôi.Cho thì nói mua bảo hiển sau 1 tháng là khi đi sanh được hưởng bh như bình thường rồi,cho thì nói mua bảo hiểm sau 270 ngày thì khi sanh mới được hưởng chế độ bảo hiểm.Vậy thông tin nào là chính xác nhất vậy.Mong được hỏi đáp,xin chân thành cảm ơn nhiều
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 thì thời điểm có hiệu lực của thẻ bảo hiểm y tế được xác định theo đối tượng tham gia BHYT được quy định như sau:

- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

- Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

- Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

+ Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

+ Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

+ Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

- Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

+ Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa;

+ Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

- Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.

Như vậy nếu bạn là người tham gia BHYT liên tục từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có hiệu lực kể từ ngày nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước. Con nếu bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo khoản 4 khoản 5 Điều 12 Luật BHYT 2014 (đối tượng do ngân sách nhà nước đóng: hộ nghèo; học sinh, sinh viên, đối tượng mủa BHYT theo hộ gia đình) thì thời điểm thẻ BHYT có hiệu lực là sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT. 

Vì vậy, thời điểm có hiệu lực của thẻ bảo hiểm y tế không phụ thuộc vào việc bạn chưa có thai hay đã có thai mới đóng, mà xác định theo đối tượng đóng bảo hiểm y tế và ngày bạn đóng bảo hiểm y tế.

2. Có thể mua bảo hiểm y tế tại nơi tạm trú không ?

Xin chào luật sư ! Luật sư cho em hỏi,hiện tại bố mẹ em có hộ khẩu thường trú tại Ninh Bình,Tháng 05.2016 bố mẹ em vào quận 9,TP.HCM sinh sống ( Thuê trọ ),luật sư cho em hỏi bố mẹ em muốn mua Bảo hiểm y tế tự nguyện tại Quận 9,TPHCM thì phải đăng ký tạm trú tại quận 9 ít nhất bao nhiêu tháng a ? phải làm những thủ tục gì a? Bố mẹ em có tham gia Bảo hiểm y tế tại Ninh Bình thì thẻ BHYT đó có sử dụng được khi vào TPHCM không a ? ( cụ thể là bệnh viện ung bướu TP.HCM ) Xin cảm ơn luật sư !
Trong trường hợp này, pháp luật quy định được đăng ký tham gia BHYT tự nguyện tại nơi cư trú (bao gồm nơi đăng ký tạm trú và thường trú). Vì vậy, ngay sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tạm trú bạn có thể tham gia BHYT tự nguyện tại TP HCM luôn. Đối với trường hợp thẻ BHYT tại Ninh Bình của bố mẹ bạn thì khi vào TP HCM vẫn có thể sử đụng được, nhưng mức hưởng khi khám trái tuyến sẽ phải áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế năm 2014.

2.1 Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

- Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

- Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

2.2 Mức hưởng bảo hiểm y tế

- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

+ 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

- Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

- Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này

Theo đó, bố mẹ bạn được hưởng:
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 70% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.
Chào luật sư ạ. Em muốn hỏi về vấn đề bảo hiểm. Mẹ em được cấp bảo hiểm mã đăng ký là bảo hiểm y tế Bãi Ngang , thẻ hết hạn ngày 30-6-2016. Mẹ em bị tim ( thủng thông liên nhỉ và hở vang tim ) Ngày 25/5 mẹ em có khám chữa bệnh tại bệnh viện chợ rẫy ( được trừ bảo hiểm). Và bệnh viện cho mẹ em về nhà. hẹn mẹ em ngày 4/7 vào lam thủ tục nhập viện để mổ ( chữa bệnh ngoại trú). Vậy khi vào mổ mẹ em có được trừ bảo hiểm không ạ. Do bảo hiểm của mẹ em hết hạn ngày 30-6-2016 ạ. Và tình hình thì em cũng có đi xin gia hạn thêm bảo hiểm cho mẹ, lên UBND xã gặp cán bộ thì được chị ấy nói là do nhà nước chưa chuyển tiền cho bên bảo hiểm Nên chị ấy không thể làm da hạn được. Trường hợp bảo hiểm chế độ bhyt bãi ngang này năm 2016 chưa có thông tin gì về được gia hạn hay ngừng cấp em cũng không biết nữa. em mong văn phòng luật sư giải đáp giúp em ạ. Cảm ơn luật sư ạ
Trong trường hợp mẹ bạn đã tham gia BHYT liên tục từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT của mẹ bạn vẫn sẽ có hiệu lực từ thời điểm hết hạn sử dụng của thẻ trước. Còn nếu mẹ bạn thuộc đối tượng khác thì phải 30 ngày sau kể từ ngày đóng tiền BHYT mẹ bạn mới được hưởng BHYT.

3. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

- Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.

- Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội.