Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 

Ở mỗi quốc gia, tùy theo hoàn cảnh xã hội khác nhau mà sẽ xây dựng, thiết kế một hệ thống bảo hiểm y tế có phạm vi đối tượng tham gia và hưởng thụ khác nhau. Do vậy, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về Bảo hiểm y tế cũng như Bảo hiểm y tế tự nguyện, Luật Minh Khuê xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau đây.

 

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,... nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định: 

"1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện."

Hiện nay, bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. 

Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc có 6 Nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; Nhóm do cơ quan BHXH đóng; Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng; Nhóm được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm trên. 

 

2. Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?

Trong những năm vừa qua bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển, số lượng tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng ra các thành phần kinh tế khác nhau, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã tạo điều kiện cho hàng triệu người lao động làm việc ở vùng nông thôn có thể tham gia bảo hiểm xã hội để họ yên tâm làm việc, gắn bó và phát triển nông nghiệp, nông tôn, giảm sức ép di dân ra các đô thị, bảo hiểm xã hội còn giúp thu hút lao động về làm việc tại các vùng nông thôn, miền núi, để cho nhà nước thực hiện các chính sách xã hội khác như chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Vì hiện nay bộ phận lao động khi tuổi già, mất sức ốm đau không có thu nhập để sống, có tâm lý chung là phải đẻ nhiều con để được nương nhờ khi già yếu, với tâm lý đó, mặc dù có nhiều cặp vợ chồng đã có 2-3 con thậm chí nhiều hơn nhưng vẫn cố đẻ thêm để mong được nương nhờ vào các con khi tuổi già. Như vậy chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Nhà nước ban hành sẽ là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người lao động khi già yếu

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức tham gia bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện cùng các cơ quan có trách nhiệm khác theo quy định được đối tượng tham gia một cách tự nguyện. Bảo hiểm y tế tự nguyện không vì mục đích lợi nhuận áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để mọi người dân đều được chăm sóc chữa trị tốt nhất khi đau ốm, bệnh tật, giảm hoặc mất sức lao động. 

Bảo hiểm y tế tự nguyện đảm bảo 5 nguyên tắc của bảo hiểm y tế bao gồm: đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế, mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu, mức hưởng được tính theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng của người tham gia bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả chi phí Khám bệnh, chữa bệnh, quỹ bảo hiểm y tế được nhà nước bảo hộ, được quản lý tập trung, thống nhất công khai minh bạch bảo đảm cân đối thu, chi.

Theo đó, nếu không thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, bạn có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng bắt buộc phải mua theo hình thức hộ gia đình. Nghĩa là khi một thành viên trong gia đình muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện thì các thành viên khác trong gia đình cũng phải mua (trừ những thành viên đã có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc theo pháp luật quy định). 

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2018 về Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, gồm:

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu;

2. Người có tên trong sổ tạm trú.

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Hiện nay, Nhà nước quy định bắt buộc toàn dân tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ. Theo đó, từ ngày 01/01/2016 trở đi, người dân đủ điều kiện muốn bảo hiểm y tế tự nguyện thì không thể mua theo hình thức cá nhân mà bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình.

Đối tượng được mua bảo hiểm y tế tự nguyện: Theo quy định hiện nay người mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần đáp ứng 2 điều kiện: không tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người trên 6 tuổi. Như vậy, mọi công dân trên 6 tuổi và chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và đều có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện

>> Tham khảo: Hướng dẫn đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mới nhất?

 

3. Mức chi trả bảo hiểm đối với tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:

3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;

b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất." 

Trước đây, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 138/2019/NĐ-CP). Theo đó, bạn có thể tự tính ra số tiền mà hộ gia đình mình phải đóng cho phù hợp.

Lưu ý, nếu trong trường hợp hộ gia đình là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thì chi phí đóng bảo hiểm xã hội sẽ do Ngân sách Nhà nước chi trả hoặc hỗ trợ mức đóng theo quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014. Cụ thể:

- Nếu gia đình bạn là hộ nghèo thì sẽ được Ngân sách nhà nước đóng toàn bộ (Khoản 3 Điều 12)

- Nếu gia đình bạn là hộ cận nghèo thì sẽ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (Khoản 4 Điều 12). 

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay được quy định theo Điểm e, Khoản 1 Điều 7 của nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó các thành viên có trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình tham gia mua bảo hiểm y tế sẽ có mức đóng lần lượt như sau: người thứ nhất đóng bảo hiểm bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%,60%,50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

 

4. Mức hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện 

Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện được phân ra thành nhiều trường hợp khác nhau. Người bệnh sẽ được hưởng mức chi trả theo khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến, hưởng theo chế độ đối tượng đặc biệt được quy định tại Luật bảo hiểm y tế

+ Trường hợp khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khảm chữa bệnh ban đầu khám bảo hiểm y tế đúng tuyến và ở cơ sở khám chữa bệnh khác theo giấy chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp tai nạn, cấp cứu. Được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung cho 1 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó. Được hưởng 100% chi phí tại y tế xã, phường, thị trấn nơi đăng lý bảo hiểm y tế với điều kiện chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở cho 1 lần khám chữa trị

+ Trường hợp không đúng nơi đăng ký ban đầu, trái tuyến vượt tuyết trừ trường hợp cấp cứu, tai nạn: hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến huyện. Hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh. Hưởng 40% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương

Ngoài ra người mua bảo hiểm y tế tự nguyện còn được hưởng mức chi trả tương ứng khi nằm trong các đối tượng đặc biệt được quy định theo pháp luật. Tham gia bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế tự nguyện nói riêng người tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi khi khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Đây là chính sách an sinh xã hội được Nhà nước khuyến khích người dân tham gia giúp giảm bớt gánh nặng khi không may bị ốm đau bệnh tật. Với chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện người dân sẽ tham gia theo hình thức hộ gia đình với mức đóng giảm dần số lượng thành viên tham gia

>> Xem thêm: Một vài lợi ích của việc mua bảo hiểm y tế tự nguyện

 

5. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?

Thủ tục mua BHYT tự nguyện hiện nay được hướng dẫn cụ thể tại Công văn 3170/BHXH-BT, cụ thể:

Bước 1: Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT

Người dân điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia BHYT và kê khai toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào danh sách hộ gia đình tham gia BHYT nhận từ trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú

Người dân nộp Tờ khai cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu cùng với các giấy tờ sau:

- Bản sao Sổ hộ khẩu;

- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ BHYT để xác định giảm trừ mức đóng;

Bước 3: Đóng tiền tham gia BHYT

Sau khi nộp hồ sơ, người dân đóng tiền tham gia BHYT theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.

Bước 4: Nhận thẻ BHYT 

Căn cứ ngày ghi trên giấy hẹn, người dân đến đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi đã nộp hồ sơ để nhận thẻ BHYT.

Người tham gia BHYT hộ gia đình có thể đăng ký mua tại các đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Mua Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Online:

Hiện nay, người dân hoàn toàn có thể mua BHYT tự nguyện trên Cổng dịch vụ công quốc gia không phải đến tận nơi làm thủ tục. Các bước đăng ký tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia để mua BHYT tự nguyện như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia theo đường link: tại đây

Bước 2: Chọn mục Đăng ký trên góc phải giao diện Website, nếu chưa có tài khoản hoặc nhấn vào Đăng nhập nếu đã có tài khoản.

Bước 3: Sau khi nhấn Đăng ký bạn sẽ được chuyển qua giao diện chọn lựa phương thức đăng ký cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước.

Tài khoản có thể đăng ký thông qua SĐT, BHXH, tài khoản bưu điện Việt Nam, USB ký số hoặc sim ký số.

Bước 4: Điền đầy đủ thông tin về CMND/CCCD, họ tên, ngày sinh, số điện thoại, email và mã xác thực để hoàn tất khai báo hồ sơ.

Bước 5: Tiến hành cài đặt mật khẩu để có thể đăng nhập và theo dõi thông tin BHYT của mình.

 

6. Cá nhân mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu?

STT Nội dung
1 Hồ sơ mua bảo hiểm y tế: căn cứ vào khoản 11 Điều 1 Luật sử đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành 13/06/2014 thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế bao gồm: tờ khai tham gia bảo hiểm y tê của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập. Khi làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần xác định được mình thuộc về đối tượng nào để làm hồ sơ mua bảo hiểm tốt nhất. Khi làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần xác định được mình thược đối tượng nào để có thể làm hồ sơ mua bảo hiểm tốt nhất
2

Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện: những người chưa tham gia bảo hiểm y tế theo diện bắt buộc đều cần mua bảo hiểm y tế tự nguyện, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Xác định trụ sở, đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện và cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu. Xác định trụ sở, đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện mà bạn muốn đến đăng ký, thường là các đại lý thu ở xã phường do ủy ban nhân dân xã đề xuất và ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thuộc hệ thống bưu điện tại các điểm bưu cục, các bưu điện văn hóa xã. Xác định nơi thuận tiện ban đầu để khám, chữa bệnh, thường là cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương
  • Bước 2: Đến đại lý thu đã xác định để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế: Xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan công an sở tại cấp và chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh. Sau đó điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo đối tượng nhân dân theo hướng dẫn, hoàn thiện hồ ớ mua báo hiểm y tế bao gồm tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu
  • Bước 3: nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra đối chiếu: Sau khi hoàn tất tờ khai và hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện các bạn sẽ nộp tờ khai đó cho đại lý thu để họ kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu không có vấn đề gì người mua bảo hiểm y tế sẽ được cấp bảo hiểm y tế sau khoảng 10 ngày làm việc

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực pháp luật về Bảo hiểm y tế nói riêng hay các vấn đề pháp lý nói chung, quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.