Mục lục bài viết
- 1. Những lợi ích của hoạt động chơi ở trẻ sơ sinh
- 1.1 Phát triển các giác quan
- 1.2 Sự phát triển cơ thể
- 1.3 Phát triển trí tuệ
- 1.4 Phát triển cảm xúc
- 1.5 Phát triển xã hội
- 2. Cách thúc đẩy trí thông minh ở trẻ
- 2.1 Hình dạng
- 2.2 Màu sắc
- 2.3 Con vật
- 2.4 Dọn dẹp
- 3. Vai trò của vui chơi đối với sự phát triển của trẻ
- 4. Các hình thức vui chơi
- 4.1 Lối chơi tự do
- 4.2 Lối chơi có tổ chức
- 5. Lợi ích của việc chơi
- 5.1 Giúp trẻ hiểu được một số việc
- 5.2 Giúp trẻ phát triển sở thích của mình
- 5.3 Dạy trẻ khám phá thế giới xung quanh
- 5.4 Khuyến khích trẻ phát triển năm giác quan
- 5.5 Vai trò của ba mẹ trong việc chơi với trẻ
Ngay từ khi sinh ra, trẻ nhỏ đã biết chơi theo cách riêng của mình, bắt đầu bằng những cách đơn giản. Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sử dụng các giác quan của mình để chơi và học hỏi. Trẻ thường tự chơ với chính mình, với tay, chân của mình.
Tuy nhiên, không gì có thể thay thế những tiếp xúc, liên hệ với người khác và sự quan tâm chú ý mà trẻ nhận được khi chơi với bố, mẹ hoặc người quen.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Trẻ mẫu giáo 4-5 đã bắt đầu có ý thức về mình, bắt đầu chú ý và bắt chước người lớn về hành vi, cách ứng xử, nói năng, ăn mặc,... Trẻ muốn khẳng định mình bằng cách “tập làm người lớn”, nhưng thực tế, trẻ chưa đủ sức lực và tri thức để làm những công việc của người lớn. Vì thế, ở trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu và khả năng của trẻ. Hoạt động vui chơi, trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề đã giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trên. Trẻ thể hiện được tính độc lập và tập khẳng định “cái tôi” thông qua “xã hội trẻ em” trong hoạt động vui chơi. Ví dụ: Trẻ đóng vai: bác sĩ, y tá, bệnh nhân, cô giáo, mẹ con, chú công nhân,…Lúc tham gia chơi đóng vai trẻ tích cực hoạt động như đi lại, trao đổi, nói năng, giãi bày tình cảm.
1. Những lợi ích của hoạt động chơi ở trẻ sơ sinh
Khi bạn chơi với trẻ, bạn sẽ hiểu trẻ hơn và phát triển giao tiếp và mối quan hệ gắn bó với trẻ. Những trò chơi cũng thúc đẩy sự học hỏi và phát triển của trẻ.
1.1 Phát triển các giác quan
Trước tiên, những trò chơi đánh thức các giác quan của trẻ, giúp trẻ dần dần nhận biết những màu sắc, âm thanh, hình dáng, kích thước của những vật trong môi trường sống. Khi trẻ nắm tay bạn, trẻ vuốt tóc bạn, hoặc gặm chiếc gối nhỏ, trẻ khám phá ra các kết cấu và hình dạng khác nhau và ý thức về những cảm giác khi chạm vào những vật.
Khi bạn kích thích các giác quan của trẻ, bạn thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
1.2 Sự phát triển cơ thể
Về phương diện thể chất, những thao tác với các vật thể và hoạt động tương tác với người khác cho phép trẻ làm quen với cơ thể của trẻ. Khi trẻ cử động tay, chân, hay cố gắng quay lại để lấy đồ chơi, nghịch những chiếc cúc trên áo sơ mi bằng các ngón tay, trẻ hoàn thiện khả năng vận động và phát triển các cơ.
1.3 Phát triển trí tuệ
Trò chơi nuôi dưỡng năng lực trí tuệ của trẻ, trong quá tình chơi trẻ học và khám phá rất nhiều điều. Khi trẻ cố giữ quả bóng đưa lên miệng và quả bóng rơi, lăn trên mặt đất, dần dần trẻ khám phá ra những đặc tính của loại đồ chơi này. Sau đó trẻ dần hiểu được chức năng của đồ chơi.
1.4 Phát triển cảm xúc
Chơi là khoảnh khắc vui vẻ, thông qua chơi trẻ tập cách kiểm soát nhất định, đưa ra những sáng kiến, phản tứng với những điều mới mẻ và thể hiện sự vui mừng hoặc sự không hài lòng. Trò chơi cũng cho phép trẻ học tập, rèn luyện khả năng sáng tạo của mình và dần có được cảm giác kiểm soát môi trường của mình. Dần dần phát triển nhân cách và bản sắc cá nhân của trẻ.
1.5 Phát triển xã hội
Đối với trẻ nhỏ, chơi với bố mẹ cũng là một hoạt động học hỏi xã hội. Sự hiện diện của bố mẹ, nụ cười của bố mẹ, những cử chỉ của bố mẹ và tiếng nói của bạn an ủi và động viên, khuyến khích trẻ tiếp tục khám phá. Vì vậy, những khoảnh khắc với con bạn, những âm điệu mà bạn hát cho trẻ nghe và những trò chơi mà bạn chơi cùng con sẽ thắt chặt mối quan hệ với con và chuẩn bị cho trẻ tương tác với những người lớn khác hoặc trẻ em khác.
2. Cách thúc đẩy trí thông minh ở trẻ
Các hoạt động giúp tăng cường sự phát triển tri thức của trẻ gồm có: học về màu sắc, hình dạng, kích thước, chữ cái và con số. Các trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi, chỉ mới bắt đầu học về thế giới xung quanh. Sự phát triển tri thức còn giúp tăng cường các kỹ năng điều khiển cơ lớn và nhỏ cho trẻ.
Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn:
2.1 Hình dạng
Cho trẻ xem các bức ảnh về các vật thể có hình dạng khác nhau. Sử dụng các vật có hình dạng đơn giản trước, ví dụ như hình tròn, hình vuông và tam giác. Sau đó, hỏi trẻ chỉ ra sự giống nhau giữa các vật thể xung quanh nhà và các hình dạng mới được xem. Một khi trẻ đã quen và có thể chỉ ra được các hình đơn giản, cha mẹ nên thử các hình dạng phức tạp hơn như hình chữ nhật, hình thang.
2.2 Màu sắc
Mỗi ngày, cha mẹ nên chọn một màu sắc mới để dạy trẻ trong suốt ngày hôm đó. Sau đó cho trẻ chỉ ra các đồ vật có cùng màu với màu vừa được học. Nên bắt đầu cho trẻ học bằng các màu chủ đạo, sau đó đến các màu phụ. Một khi trẻ đã quen thì chuyển sang các màu nhẹ nhàng hơn.
2.3 Con vật
Cho trẻ xem các bức ảnh về các con vật khác nhau, nói cho trẻ biết đó là con gì, và con vật đó phát ra tiếng kêu như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật. Ví dụ: khi cho trẻ xem hình về ngựa vằn thì các sọc đen trắng sẽ là thứ dễ nhận ra nhất. Bắt đầu bằng các con vật thường thấy như mèo, chó và ngựa. Một khi trẻ đã quen thì chuyển đến các con vật lạ hơn.
2.4 Dọn dẹp
Cho trẻ tự sắp xếp đồ chơi theo bất kỳ thứ tự nào. Có thể sắp xếp theo độ lớn, nhỏ, màu sắc hoặc hình dạng.
3. Vai trò của vui chơi đối với sự phát triển của trẻ
Vui chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì thông qua đó trẻ học được rất nhiều thứ về môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân v.v.. Cha mẹ cần hiểu về việc chơi đùa của trẻ cũng như vai trò của mình trong việc này.
Tina Bruce, một tác giả hàng đầu về Giáo Dục Mầm Non đã tóm tắt về giá trị của việc chơi đùa như sau: "Các nghiên cứu về não bộ, cũng như nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, đã cho thấy ngày càng rõ hơn về nhu cầu được vui chơi của tuổi thơ. Chơi đùa đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành".
Trong khi việc mua đồ chơi hoặc trò chơi cho trẻ là quan trọng, không gì tốt hơn việc chính chúng ta chơi với trẻ. Việc vui chơi cho phép trẻ hiểu được tương tác xã hội là thế nào, để tìm ra cách giải quyết vấn đề, để tưởng tượng, để khám phá và tìm ra những gì là an toàn và những gì thì không. Nói một cách khác, trẻ em học thông qua việc chơi.
4. Các hình thức vui chơi
4.1 Lối chơi tự do
Đây là hình thức chơi đùa có giá trị nhất. Lối chơi này dựa trên những gì thu hút sự thích thúc ủa trẻ tại từng thời điểm cụ thể và không bao giờ lên kế hoạch trước. Các lợi ích chính của lối chơi này là nó cho phép trẻ em sử dụng trí tưởng tượng và chơi đùa ở nhịp độ ưa thích của mình.
4.2 Lối chơi có tổ chức
Đây là lối chơi rất khác với lối chơi tự do vì nó có sự tổ chức. Nó có xu hướng xảy ra ở một thời điểm hay địa điểm xác định sẵn, và thường được dẫn dắt bởi người lớn.
5. Lợi ích của việc chơi
5.1 Giúp trẻ hiểu được một số việc
Khi trẻ chơi đùa, chúng đang tìm tòi các cách thức để có thể làm được những điều mới mẻ. Cho dù đó là việc xếp các khối chồng lên nhau hay tập đi, việc chơi đùa cho phép trẻ em được học trong một môi trường an toàn.
5.2 Giúp trẻ phát triển sở thích của mình
Khi chơi với các đồ vật khác nhau trẻ em sẽ khám phá ra những gì chúng quan tâm nhất. Đối với trẻ này có thể rất thích thú khi được chơi trong một hố cát ngoài trời, với trẻ khác nó có thể là việc đập các nắp nồi với nhau. Mỗi trẻ đều có niềm vui riêng của mình và bạn có thể giúp các trẻ phát triển kỹ năng hoặc sở thích của chúng cũng như với việc học đếm hoặc nhận biết về âm thanh.
5.3 Dạy trẻ khám phá thế giới xung quanh
Vui chơi không chỉ mở rộng trí tưởng tượng và tài năng sáng tạo, nó cũng cho phép các trẻ tìm hiểu về thế giới thực xung quanh chúng. Ví dụ, chúng có thể tìm hiểu về màu sắc khi chơi đùa bên ngoài. "Bầu trời màu xanh dương, nhưng lá cây và cỏ là màu xanh lá cây." Trẻ có thể thấy các hoạt động của bà mẹ thiên nhiên theo những cách đơn giản và hấp dẫn. Việc chơi đùa là một cách tuyệt vời cho trẻ em tìm hiểu về môi trường xung quanh chúng.
5.4 Khuyến khích trẻ phát triển năm giác quan
Lúc trẻ xem ảnh gia đình, chơi với các nhạc cụ hoặc vẽ tranh bằng ngón tay với sữa chua, thì đó chính là lúc trẻ đang học. Chúng đang phát triển các kỹ năng vận động cũng như khuyến khích khả năng tư duy của mình.
Hãy nhớ rằng thời gian chơi với trẻ cần phải được linh hoạt. Bé sẽ không hiểu được khái niệm "lần lượt" hoặc “chia sẻ”, vậy nên khi chơi với trẻ bạn cần để ý đến điều này. Hãy chuẩn bị tinh thần khi trẻ bỗng dưng bỏ đi khi đang chơi hoặc phá phách. Hãy thư giãn và chuẩn bị sẵn khăn lau nhé! Đây là một giai đoạn đặc biệt với trẻ. Bạn đang giúp trẻ có được những kỹ năng cực kì hữu ích, phép chúng tham gia vào các trò chơi độc lập và trò chơi tập thể trong những năm sau đó.
5.5 Vai trò của ba mẹ trong việc chơi với trẻ
Trong giai đoạn đầu đời của bé, bản thân bạn sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc chơi của trẻ. Bạn sẽ thấy mình thường xuyên tham gia vào việc thiết lập và thực hiện các hoạt động chơi đùa với trẻ.
Khi trẻ lớn dần lên, bạn sẽ thấy mình đóng vai người hướng dẫn, giúp trẻ lúc ban đầu và sau đó rút lui để cho trẻ chơi một cách độc lập. Một khi đủ tuổi chúng sẽ có thể chơi các trò chơi độc lập ít cần sự tham gia của ba mẹ hơn.
Tóm lại: Ngay từ khi còn nhỏ, những hoạt động chơi tương tác, chạm hoặc khám phá các đồ vật đã có cùng với cha mẹ và người quen đã đem lại những lợi ích cho trẻ.
Hoạt động chơi cho phép trẻ phát triển cảm giác, thể chất, trí tuệ và xúc cảm, xã hội, thông qua trò chơi trẻ cũng phát triển nhân cách và ý thức về bản sắc cá nhân của mình.
Đối với trẻ nhỏ, hoạt động chơi có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng tích hợp vào các hoạt động hàng ngày. Duy trì sự tiếp xúc thường xuyên với trẻ, chú ý đến những phản ứng của trẻ và vui đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn và thúc đẩy hạnh phúc của trẻ.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !