em đến công ty bảo hành, sau 10 ngày em nhận lại máy với nguyên nhân là lỗi nguồn và tiếp tục dùng. Khoảng nữa tháng sau, điện thoại vẫn bị tình trạng như vậy, em lại đến công ty bảo hành. 3 ngày sau e nhận lại máy nhưng dùng chưa đến 1 ngày thì tình trạng đó lại diễn ra. Em lên công ty để máy tiếp tục bảo hành. Bên công ty nói là thay pin và yêu cầu chờ. Sau 2 tuần e nhận lại máy, xài chưa được nửa ngày thì vẫn tình trạng đó. Em lại đưa máy lên công ty bảo hành, tại đây, anh nhân viên bảo là thay main và anh đó thay liền cho e 1 cái main từ 1 chiếc điện thoại mà anh ấy nói là mua vội của 1 người nào đó. Em ngồi chờ và lấy máy nhưng về đến nhà lắp sim vào dùng chưa được bao lâu thì vẫn tình trạng tắt nguồn đột ngột, không khởi động được. Em lên yêu cầu giải quyết thì anh đó cho em 2 phương án.
1 là anh đó thu lại máy và trả em 3 triệu trong khi em mua máy là 7 triệu 150 ngàn.
2 là anh đặt main từ hongkong về để thay và yêu cầu em đợi tiếp, sau đó đưa cho em 1 cái điện thoại HTC cũ để dùng tạm khi em yêu cầu.

Vậy luật sư cho em hỏi là em phải làm sao để giành lại quyền lợi của mình? Số tiền mà bên công ty thu hồi máy của em liệu có thỏa đáng?

Em xin cảm ơn !

Người gửi: M.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự, công ty luật Minh Khuê

Tư vấn luật dân sự gọi: 1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Khuê, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ;

Nội dung:

Ta có thể khái quát rằng:

Bảo hành là việc khắc phục những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất trong thời hạn bảo hành thiết bị hoặc phần mềm. 

Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

"Điều 21. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện

Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:

1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;

2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;

3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;

4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.

5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;

6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;

7. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành."

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã mang máy đi bảo hành đến lần thứ 05 và lỗi không phải do bạn. Như vậy, sẽ có 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự.

Tức là sẽ thay linh kiện mới hoặc đổi cho bạn 1 chiếc điện thoại mới nhằm khắc phục và chấm dứt tình trạng lỗi nguồn.

Trong thời gian thay linh kiện (nếu không đổi sản phẩm) thì phải "Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;". 

Như vậy, trong trường hợp này, nếu người bảo hành đưa ra ý kiến sẽ trao cho bạn tạm dùng chiếc HTC cũ trong thời gian bảo hành và bạn đồng ý thì không có vấn đề gì. Trong trường hợp bạn không đồng ý thì công ty phải cung cấp cho bạn chiếc điện thoại "tương tự", tức là 1 chiếc sony cùng loại hoặc điện thoại có tính năng tương đương.

Trưởng hợp 2: thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng.

Việc trả lại tiền cho người tiêu dùng là trả lại đúng số tiền mà người tiêu dùng đã bỏ ra để mua điện thoại, tránh trường hợp công ty cố tình bán hàng lỗi, hàng kém chất lượng rồi thu hồi hàng hóa nhằm hưởng chênh lệch.

Như vậy, việc người bảo hành thu hồi máy và trả cho bạn 3 triệu là chưa hợp lý.

Khoản 1, điều 25 quy định: "Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết." hoặc trong tình huống xấu nhất, bạn có thể đâm đơn ra tòa câp huyện yêu cầu giải quyết.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.