1.Cơ sở xác định và miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế

1.1 Cơ sở pháp lý

Các quy định này được ghi nhận trong điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của toà án và trọng tài quốc tế, các văn bản bắt buộc của tổ chức quốc tế và văn bản đơn phương của quốc gia.

Nghĩa vụ thực hiên trách nhiệm pháp lý của các quốc gia có thể xuất phát từ các văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ, trong quyết định của Toà án quốc tế, Toà xác định hành vi vi phạm pháp luật, xác định các loại và hình thức trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia vi phạm. Trong trường hợp đó, Toà không tạo ra các quy phạm mới nhưng trong quyết định của Toà chứa đựng các nghĩa vụ cụ thể của quốc gia vi phạm và quyền của quốc gia bị thiệt hại.

Trong một số trường hợp xác định, các văn bản đơn phương của các quốc gia cũng có thể là cơ sở truy cứu tránh nhiêm pháp lý quốc tế. Các văn bản đơn phương ghi nhận cam kết tự nguyên của quốc gia ban hành đã được các quốc gia khác thừa nhận. Ví dụ, quốc gia tuyên bố về quyền tự do quá cảnh qua lãnh thổ của mình, xác định chiều rộng lãnh hải, cho phép các tầu nước ngoài vào đánh bắt cá ở vùng đặc quyền kinh tế. Trong các trường hợp như vây quốc gia không thể cấm các quyền đó của các quốc gia khác, nếu không có thông báo trước một cách hợp lý về việc đình chỉ các cam kết đom phương.

1.2 Cơ sở thực tiễn

+ Có hành vi trái pháp luật quốc tế

Là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế, kể cả việc không thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng quy định của luật quốc tế nhằm ngăn ngừa, trừng trị kẻ vi phạm. Biểu hiện của hành vi trái pháp luật rất đa dạng.

- Có thể xuất phát từ việc quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ quốc tế đã cam kết. Tại hội nghị Lahaye 1930, ủy ban pháp điển hoá luật quốc tế đã ghi nhận việc "quốc gia phải chịu trách nhiệm về những hành vi của cơ quan mình gây tổn hại cho quốc gia khác vì không tôn trọng nghĩa vụ quốc tế".

- Có thể là hành vi không thực hiện những nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ tố tụng quốc tế, ví dụ, nghĩa vụ phải chấp hành các phán quyết của toà án hay trọng tài quốc tế trong khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia mà các bên đã tự nguyện thừa nhận thẩm quyền của những cơ quan này theo đúng quy chế của toà án, trọng tài quốc tế.

- Đôi khi hành vi trái pháp luật còn bắt đầu từ việc quốc gia làm trái với những quy định trong các văn bản pháp luật mà quốc gia đơn phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện các quyền chính đáng của họ, chẳng hạn như trường hợp quốc gia đơn phương đình chỉ một cách bất hợp pháp việc thực hiện chế độ pháp lý trên các vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, hay vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây cản trở cho quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong các vùng đó theo như quy định thông thường của pháp luật quốc gia cũng như Luật biển quốc tế.

Hành vi trái pháp luật luôn được coi là điều kiện cơ bản để có cơ sở xác định có hay không trách nhiệm pháp lý quốc tế. Thiếu điều kiện này thì không đặt ra trách nhiệm pháp lý quốc tế.

+ Có thiệt hại

Để buộc một chủ thể luật quốc tế phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật của mình thì hành vi đó dù ở mức độ hay hình thức nào cũng phải đã gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Thiệt hại có thể là thiệt hại vật chất (như lãnh thổ, tài sản quốc gia) hoặc là thiệt hại phi vật chất (như chù quyền, danh dự, uy tín của quốc gia). Nhiều trường hợp, thiệt hại mà một quốc gia phải gánh chịu vừa là thiệt hại vật chất, vừa là thiệt hại phi vật chất.

Xác định rõ yếu tố thiệt hại là cơ sở quan trọng để tính toán việc bồi thường. Quốc gia gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp.

So với điều kiện về hành vi trái pháp luật, yếu tố thiệt hại không có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định có trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không nhưng lại là cơ sở giải quyết bổi thường thiệt hại khi xác định đã có trách nhiệm pháp lý.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Luật quốc tế buộc chủ thể có hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trước thiệt hại gây ra nhằm thoả mãn hai mục đích: Ngăn ngừa, khắc phục hậu quả xấu và trừng trị chủ thể vi phạm, duy trì sự ổn định của trặt tự pháp lý quốc tế.

Mục đích đó đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm là mối quan hệ của sự vận động nội tại mà về nguyên tắc, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại với ý nghĩa là một trong số các yếu tố xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế đảm bảo tính khách quan, tính quy luật, tránh sự suy diễn chủ quan.

Ngoài ba yếu tố có ý nghĩa là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý nên trên, hiện nay, vấn đề "lỗi" của chủ thể vi phạm không được coi là yếu tố có tính điều kiện trong xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế như cách quan niệm truyền thống trước đây. Trong thực tiễn quốc tế, nhiều trường hợp, trước hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể mà đặt vấn đề xem xét hành vi đó có lỗi hay không để dựa vào đó xác định có hay không trách nhiệm pháp lý quốc tế là việc làm không thực tế (ví dụ đối với trường hợp hành vi vi phạm mang tính chất là tội ác quốc tế hoặc trường hợp trách nhiệm từ hành vi hợp pháp của quốc gia). Lỗi trong trách nhiêm pháp lý quốc tế không là yếu tố nhất thiết bắt buộc phải làm rõ khi xác định có hay không có trách nhiệm pháp lý quốc tế của một chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế.

1.3 Các căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế

Sự khác nhau giữa hành vi quốc gia dẫn đến việc miễn trách nhiêm với hành vi vi phạm buộc phải có trách nhiệm pháp lý quốc tế ở chỗ, mặc dù về hình thức, hành vi đó có các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật nhưng hoàn toàn có cơ sở để miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Ngược lại, đối với hành vi đặt ra trách nhiệm pháp lý quốc tế thì hành vi mà chủ thể đã thực hiện có cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế nhưng không có cơ sở miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Ví dụ, trong Dự thảo Công ước về trách nhiêm pháp lý quốc tế, Uỷ ban luật quốc tế của Liên hợp quốc nêu rõ rằng, có trường hợp mặc dù tồn tại một cách rõ ràng hai điều kiện của hành vi trái pháp luật quốc tê' nhưng không thể rút ra kết luận có sự vi phạm pháp luật quốc tế. Uỷ ban nêu ra một số trường hợp như các biện pháp trả đũa sự vi phạm pháp luật, trường hợp bất khả kháng, thiên tai, tự vệ chính đáng.

Tuy nhiên, luật quốc tế không cho phép các quốc gia viên dẫn căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế để vi phạm các quy phạm luật quốc tế mang tính chất jus cogen (trước hết là thực hiện các tội ác quốc tế).

Biện pháp trả đũa là hành vi của một quốc gia được thực hiện do có sự vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia khác. Biện pháp trả đũa về nguyên tắc có thể vi phạm các cam kết quốc tế (ví dụ, dùng vũ lực). Hay nói một cách khác, nếu quốc gia thực hiên biện pháp trả đũa trên cơ sở nguyên tắc vừa mức, thì quốc gia thực hiện sự trả đũa được miễn truy cứu trách nhiêm pháp lý quốc tế.

Trường hợp tự vệ chính đáng sẽ không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế nếu như nó được tiến hành phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc (Điều 51). Tương tự, đối với trường hợp bất khả kháng thì trách nhiệm pháp lý quốc tế không đặt ra, nếu hành vi xẩy ra là do vượt quá khả năng của quốc gia hoặc nằm ngoài vòng kiểm soát của nó. Trong trường hợp bất khả kháng, quốc gia hoàn toàn không có khả năng thể hiện ý chí của mình về việc thay đổi tình thế. Ví dụ, những trường hợp được coi là thảm họa là các trường hợp do thiên nhiên hoặc sự cố làm cho quốc gia không thể thực hiện các cam kết quốc tế.

Ngoài ra, quốc gia được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong trường hợp hành vi của quốc gia, từ góc độ các quy phạm pháp luật quốc tế chung, là vi phạm pháp luật quốc tế song việc thực hiện hành vi đó được tiến hành trên cơ sở đồng ý của các quốc gia hữu quan (ví dụ, việc quân đội quốc gia này tiến vào lãnh thổ quốc gia khác với sự đồng ý của quốc gia chủ nhà).

2. Trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ứng

Thể loại phi vật chất là một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế, theo đó, chủ thể vi phạm luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt tinh thần cho chủ thể luật quốc tế khác (chủ thể bị hại), và một số trường hợp, phải gánh chịu thiệt hại vật chất do các biện pháp trả đũa hoặc trừng phạt mà một chủ thể áp dụng trên cơ sở quy định của luật quốc tế.

Thể loại phi vật chất xuất hiện do sự vi phạm quy phạm pháp luật quốc tế để bảo vệ lợi ích của chủ thể khác (ví dụ, sự vi phạm quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao). Nó xuất hiện trong cả trường hợp khi không có thiệt hại vật chất xảy ra do vi phạm pháp luật quốc tế. Trách nhiệm phi vật chất có thể áp dụng một trong ba hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế: Hình thức đáp ứng đòi hỏi của bên bị hại; hình thức trả đũa và hình thức trừng phạt.

Hình thức đáp ứng yêu cầu của bên bị hại thường được bên gây hại tiến hành thông qua các hành động như hứa không vi phạm tiếp, xin lỗi, bày tỏ sự đáng tiếc, trừng phạt những người vi phạm. Hình thức trả đũa (reprecalia) là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị hại tiến hành, nhằm mục đích trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Theo nguyên tắc chung, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế dưới hình thức trả đũa cần được tiến hành một cách vừa mức. Điều này khác hẳn với hình thức trừng phạt.

Trong việc xác định hình thức trả đũa cần phân biệt nó với hình thức đáp lại hành vi thiếu thân thiện (retorsia). Sự đáp lại hành vi thiếu thân thiên là việc trả đũa lại hành vi không đạo đức của chủ thể khác. Ví dụ, một quốc gia triệu hồi đại sứ của mình về nước vì sự tuyên bố thiếu thân thiên (hoặc thù địch) của quốc gia nơi có đại sứ trên.

Hình thức trừng phạt là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế mang tính chất nghiêm khắc nhất, được áp dụng với các vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể. Hình thức trừng phạt thường được thực hiện trong khuôn khổ cùa Liên hợp quốc, trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an, nhằm áp dụng biện pháp trừng phạt với quốc gia vi phạm hoà bình hoặc đe doạ hoà bình (ví dụ, Quyết định của Hội đồng bảo an đối với I-rắc năm 1991).

Hình thức trừng phạt thường được tiến hành theo ba phương thức là trừng phạt phi vũ trang, trừng phạt bằng lực lượng vũ trang và trừng phạt bằng cách hạn chế chủ quyền. Trừng phạt phi vũ trang thường được tiến hành bằng cách, cắt đứt một phần hoặc hoàn toàn quan hệ quốc tế, cắt đứt giao thông và thông tin, cắt đứt quan hệ ngoại giao. Trừng phạt cũng có thể được tiến hành bằng cách áp dụng các lực lượng vũ hang, như thực hiện các chiến dịch không quân, hải quân và bộ binh nhằm khôi phục hoà bình và an ninh. Ngoài ra, hình thức trừng phạt còn được tiến hành bằng cách hạn chế chủ quyền, như chiếm đóng một phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang. Trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt, nguyên tắc vừa mức không được áp dụng. Tuy nhiên, theo luật quốc tế hiện nay việc một nhóm quốc gia thực hiên biện pháp trừng phạt không dựa trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an là hành vi bất hợp pháp. Luật quốc tế cũng cho phép quốc gia hoặc nhóm quốc gia có quyền tự vệ chính đáng khi bị xâm lược. Tuy nhiên, hành vi đó không phải là biên pháp trừng phạt được thực hiên với ý nghĩa là một trong những hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

3. Thể loại vật chất và các hình thức tương ứng

Thể loại vật chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế là một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt vật chất cho chủ thể bị hại.

Thể loại vật chất xuất hiện khi có các yếu tố cấu thành vi phạm là có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế; có thiệt hại vật chất trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại vật chất xảy ra. Thể loại vật chất cũng có hai hình thức, khôi phục nguyên trạng (Restitusia) và đền bù thiệt hại (Reparasia).

Hình thức khôi phục nguyên trạng là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó, bên gây hại có nghĩa vụ khôi phục lại các thiệt hai vật chất cho bên bị hại gần với hiện trạng vật chất ban đầu. Hình thức khôi phục nguyên trạng chỉ thực hiện trong trường hợp có điều kiện (ví dụ, xây lại cây cầu bị phá, trả lại đồ vật bị tịch thu...).

Hình thức đền bù thiệt hại là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó bên gây hại đền bù các thiệt hại vật chất cho bên bị hại bằng tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị tương đương với tài sản đã bị thiệt hại. Hình thức đền bù thiệt hại được thực hiện theo cách thức, bên gây hại đền bù thiệt hại thực tế về vật chất cho bên bị hại bằng tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị tương đương với tài sản bị tổn thất do hành vi vi phạm gây ra.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)