1. Việc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ 

Vietnam Airline thực hiện chương trình Bông sen vàng dành  cho khách hàng thường xuyên, trong thời hạn 1 năm khách hàng bay tối thiểu 1.000 dặm và tối đa được 120.000 dặm/ 1năm. Theo quy định thì số điểm để quy đổi vé cho chặng Hà Nội – Nha Trang là 12.500 dặm/ chiều hoặc 01 đêm sử dụng dịch vụ miễn phí tại An Lam Saigon River Residence. Trong năm khách hàng A tích lũy được số dặm là 25.100 dặm, do đó khách hàng đủ điều kiện để đổi 1 vé máy bay khứ hồi Hà Nội – tp Hồ Chí Minh hạng phổ thông và tài khoản tích lũy của khách hàng còn dư 100 dặm sau khi nhận vé thưởng.

Tổng doanh thu cung cấp trong kỳ cho khách hàng A là 102.888.000đ.

01 dặm = 01 điểm, khách hàng tích lũy được số điểm là 25.200 điểm

Chuyến bay HN – Đà Nẵng tương đương với 708 dặm.

Giả sử trong kỳ khách hàng A chỉ bay chuyến HN – Đà Nẵng, thì khách hàng A phải thực hiện 18 chuyến bay khứ hồi để đổi lấy 01 vé khứ hồi HN – tp Hồ Chí Minh hoặc 01 đêm ở An Lam Saigon River Residence.

Giá vé HN – Đà Nẵng : 2.997.000đ/ chiều chưa có thuế GTGT.

Giả sử vé khứ hồi đi tp Hồ Chí Minh là: 5.000.000đ

Giả sử 01 đêm ở An Lam Saigon River Residence là: 5.000.000đ/ đêm

Hoa hồng đại lý VNA được hưởng trong trường hợp VNA không đóng vai trò làm đại lý cho An Lam Saigon River Residence: 25%

Giả sử giá vốn: 3.500.000 đ trong trường hợp VNA không đóng vai trò làm đại lý mà mua đứt bán đoạn dịch vụ và cung cấp miễn phí cho khách hàng.

– Khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ cho khách hàng, ghi:

+ Cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kế toán ghi nhận doanh thu bán vé máy bay cho khách hàng trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ mà VNA có nghĩa vụ cung cấp miễn phí cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 112:      6.593.400đ

Có TK 511      5.716.000đ

Có TK 3387:   278.000 ( 5.000.000/18 chuyến bay vé khứ hồi)

Có TK 3331:               599.400

+ Tổng doanh thu  ghi nhận trong kỳ

Nợ TK 112:     113.676.000 đ

Có TK 511:     102.888.000đ

Có TK 3387:   5.000.000đ

Có TK 3331:   10.788.000đ

– Trường hợp, khách hàng A thực hiện đổi điểm lấy vé thưởng, dịch vụ bay do Vietnam Airline cung cấp, ghi:

Nợ TK 3387:                           5.000.000đ

Có TK 511:                             5.000.000đ

2. Về khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi  mua lại khoản đầu tư đó.

Ngày 01/04/2016, doanh nghiệp đầu tư 1 tỷ đồng mua cổ phiếu của công ty cổ phần JSC (kế toán ghi Nợ TK 228/ Có TK 112: 1.000 triệu đồng)

Đến ngày 30/04/2017, Công ty Cổ phần JSC thông báo chi trả cổ tức năm 2016 cho doanh nghiệp với số tiền 100 triệu đồng. Do doanh nghiệp nắm giữ cổ phiếu của Công ty JSC từ ngày 01/04/2016( trong 3 quý của năm 2016) nên 75% của số cổ tức được chia sẻ được ghi nhận là doanh thu tài chính, 25% cổ tức còn lại là cổ tức của Quý1/ năm 2016. Số cổ tức này sẽ được ghi giảm giá gốc của khoản đầu tư ban đầu (Nợ TK 138/ Có TK 228: 25 triệu đồng)

3. Xuất hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn? 

*) Nếu xuất hàng cho CBNV ăn thì phải xuất hóa đơn GTGT giống như bán hàng cho khách (người mua: là công ty của bạn). Trường hợp xuất khi NVL, hàng hóa làm nhà xưởng, thiết bị văn phòng..thì không phải xuất hóa đơn, chỉ cần lập phiếu xuất kho

*) Trong lần xuất hàng cuối cùng: liệt kê tên, số lượng hàng khuyến mại, không ghi giá, không ghi tiền vào trong tờ hóa đơn GTGT bán ra. (Lập 1 bảng kê các đơn hàng bán trước đó và số hàng khuyến mại lần này phải phù hợp) để sau này giải trình cho việc bán lỗ tại đơn hàng cuối cùng

*) Tặng quà tết cho khách hàng vẫn phải xuất hóa đơn GTGT , giá bán bằng giá vốn và phải kê khai nộp thuế GTGT

*) Trường hợp địa chỉ người mua quá dài : được viết tắt theo hướng dẫn tại TT39/2014/TT-BTC.

 

Tình huống :   Công ty nhập Băng Dính cuộn lớn về chia thành cuộn nhỏ để bán. Đơn vị tính là Cuộn. đơn vị nên hạch toán và ghi nhận thế nào trên sổ sách?

=> Khi nhận cuộn lớn về, bạn phải đặt mã hàng riêng cho nhóm cuộn lớn (Đơn vị tính là cuộn), hạch toán TK152. Nếu bán cả cuộn lớn thì sẽ có đối ứng Nợ TK632/Có TK152

=> Khi tách 1 cuộn lớn chế thành cuộn nhỏ: Đặt mã riêng cho cuộn nhỏ (Đơn vị tính là cuộn) để không nhầm giữa cuộn lớn và cuộn nhỏ. Công ty phải có Quy định về trọng lượng, kích thước của cuộn nhỏ để làm căn cứ sản xuất, tập hợp nhân công, khấu hao và coi cuộn nhỏ là thành phẩm.

Khi đó:

– Xuất cuộn lớn ra để sản xuất thành cuộn nhỏ: Nợ TK154/Có TK152

– Tập hợp các chi phí để sản xuất: Nợ TK154/Có TK334,242,214

– Lập bảng tính giá thành và nhập kho thành phẩm: Nợ TK155/Có TK154

 

Tình huống 3: Năm 2012-2014 công ty sử dụng hóa đơn GTGT, đến năm 2015 do quên không nộp mẫu 06 như vậy số thuế GTGT đầu vào năm 2015 có được khâu trừ không? 

=> Nếu năm 2014, Công ty có Doanh thu trên 20 tỷ thì năm 2015 không cần nộp mẫu 06 mà vẫn được kê khai khấu trừ

=> Nếu năm 2014 có Doanh thu <20 tỷ, quên không nộp mẫu 06 => công ty phải kê khai thuế theo Phương pháp trực tiếp theo Thông tư 219/2013/TT-BTC. khi đó, các VAT đầu vào sẽ ko được khấu trừ nhưng được tính vào chi phí. Đến đầu năm 2016 bạn lại nộp mẫu 06 thì tiếp tục được kê khai khấu trừ.

 

Tình huống :Dịch vụ du lịch cung cấp cho nước ngoài nhưng tiêu dùng tại VN được gọi là Dịch vụ  xuất khẩu tại chỗ ? Bên em đã áp thuế GTGT 10% có đúng không?

 Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC các Dịch vụ xuất khẩu tại chỗ và được áp thuế GTGT 0%. (Tên, địa chỉ người mua trên hóa đơn là đối tác nước ngoài) tại Điều 9, Khoản 3 thì các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:  Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành. Cho nên công ty đã viết hóa đơn Dịch vụ du lịch là VAT10% là đúng và phải kê khai 10%. Các dịch vụ khác sẽ áp thuế VAT 10%

Tình huống :Công ty A và B cùng tham gia một hợp đồng hợp tác sản xuất ô tô tải. Trong hợp đồng hợp tác liên doanh có thỏa thuận chia doanh thu (50%/50%), sbiancamento denti thuế GTGT và công ty A sẽ phát hành hóa đơn bán ô tô tải. Giá bán chưa có thuế GTGT là 1.000.000.000 đ, thuế GTGT 10%.

Công ty A ghi sổ như sau:

   Khi bán ô tô tải theo quy định của hợp đồng hợp tác liên doanh, Công ty A phải phát hành hóa đơn GTGT bán ô tô tải, căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi:

Nợ TK 131:                                         1.100.000.000đ

Có TK 338:                                         1.000.000.000đ

Có TK 3331:                                       100.000.000đ

   Căn cứ vào hợp đồng hợp tác liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của mỗi bên tham gia liên doanh được hưởng ghi:

Nợ TK 338:                             500.000.000đ

Có TK 511                              500.000.000đ

Khi công ty nhận được hóa đơn GTGT do Công ty B phát hành theo số doanh thu mà Công ty B được hưởng từ việc bán ô tô tải, ghi:

Nợ TK 338:                             500.000.000đ

Nợ TK 3331:                           50.000.000đ

Có TK 338(B) :                       550.000.000đ

Công ty B ghi sổ như sau:

Căn cứ vào Bảng phân bổ doanh thu bán ô tô giữa Công ty A và Công ty B, lập hóa đơn GTGT cho bên Công ty A trực tiếp bán ô tô tải theo số doanh thu mà mình được hưởng và số thuế GTGT phải gánh chịu, ghi:

Nợ TK 138:                                                     550.000.000đ

Có TK 511:                                                     500.000.000đ

Có TK 3331:                                                   550.000.000đ

Khi thu được tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112:                                             550.000.000đ

Có TK 138:                                                     550.000.000đ

4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Theo quy định tại điều 3 của nghị định 41/2018 NĐ-CP

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.

 Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

5. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kế toán 

Theo quy định tại điều 3 của nghị định 41/2018 NĐ-CP cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 4 Nghị định này còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ;

2. Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo;

3. Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

4. Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

5. Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán;

6. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;

7. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề;

8. Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị;

9. Buộc khôi phục lại sổ kế toán;

10. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán;

11. Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính;

12. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

13. Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;

14. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.