Mục lục bài viết
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
1. Hôn nhân được hiểu như thế nào?
Nam, nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Nam, nữ xác nhận quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ nhau về những nhu cầu, vật chất trong đời sống xã hội. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Hôn nhân chính là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ - hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được được quy định cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn, chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ nên những người cùng giới không thể xác lập quan hệ hôn nhân với nhau được.
Hôn nhân được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam, nữ. Do đó, hai bên sẽ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và không bị cản trở. Nam và nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Trong gia đình, mỗi bên vợ và chồng sẽ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt. Mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì hai người muốn tiến tới quan hệ hôn nhân thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Người nam và người nữ không phải là những người cùng dòng máu trực hệ; những người có họ trong phạm vi ba đời; không phải là giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng;...
- Không được phép kết hôn với người đang có vợ hoặc người đang có chồng;
Pháp luật Việt Nam bắt buộc việc kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện của nam và nữ. Khi đăng ký kết hôn thì cả hai phải độc thân và đến với nhau trên tinh thần tự nguyện và không bị ép buộc hoặc cưỡng ép phải đăng ký kết hôn.
2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng
Trong hôn nhân nghĩa vụ của vợ và chồng là ngang nhau, vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng, yêu thương, chung thủy với nhau. Đồng thời, vợ chồng phải chăm sóc, giúp đỡ và cùng nhau chia sẻ công việc gia đình. Khi kết hôn vợ chồng có nghĩa vụ phải chung sống với nhau, trừ khi có thỏa thuận khác về việc sống chung hoặc do đặc tính của nghề nghiệp, công việc, học tập, tham gia các hoạt động xã hội hoặc các lý do chính đáng khác. Vợ và chồng có nghĩa tôn trọng và bảo vệ sức khỏe, danh dự và nhân phẩm cho nhau; tạo điều kiện cho nhau trong công việc, học tập, tham gia hoạt động xã hội. Ngoài ra, vợ và chồng phải tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Đồng thời, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cũng quy định chi tiết về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng và các nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, của chồng.
Về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng thì vợ chồng sẽ có nghĩa vụ bình đẳng ngang nhau về việc tạo lập và duy trì khối tài sản chung. Vợ và chồng có nghĩa vụ đóng góp vào khối tài sản chung để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Về tài sản thì vợ và chồng có nghĩa vụ chung như sau: các nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng, chiếm hữu, định đoạt tài sản chung; Các nghĩa vụ phát sinh do vợ chồng thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình; Các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng nhau thỏa thuận xác lập, các nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà cả hai vợ chồng cùng phải chịu theo quy định của pháp luật. Các nghĩa vụ phát sinh từ việc dùng tài sản riêng để duy trì và phát triển khối tài sản chung hoặc với mục đích tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình; Nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra mà cha mẹ phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Và vợ chồng sẽ có các nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật;
Về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng theo được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 thì vợ và chồng sẽ có nghĩa vụ trước khi kết hôn; Và các nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định của pháp luật; Nghĩa vụ sẽ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập và thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng.
Vợ và chồng cũng phải có nghĩa vụ đối với con cái. Khi kết hôn và sinh con thì vợ, chồng không chỉ có nghĩa vụ về nhân thân và tài sản mà còn phát sinh thêm nghĩa vụ vợ chồng đối với con cái. Các nghĩa vụ của vợ và của chồng đối với con cái như sau: Yêu thương, tôn trọng các ý kiến của con; chăm sóc giao dục con, giúp con phát triển một cách lành mạnh cả về thể chất và tinh thần, đạo đức để con trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội; Phải chăm sóc, nuôi dưỡng con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động mà không có tài sản để tự nuôi mình; Là người đại diện hợp pháp theo pháp luật; Pháp luật nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử và lạm dụng sức lao động của con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; xúi giục cưỡng ép con thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội. Cha mẹ sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra; Quản lý tài sản thay con nếu con dưới 15 tuổi hoặc con mất năng lực hành vi dân sự; cha mẹ sẽ cấp dưỡng cho con nếu ly hôn mà không trực tiếp nuôi con.
3. Vợ có quyền đuổi chồng ra khỏi nhà vì không chu cấp tiền hay không?
Theo như những thông tin mà chị cung cấp cho chúng tôi, đội ngũ luật sư chúng tôi sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật thì đưa ra nội dung tư vấn cụ thể như sau:
Hiện tại, hai vợ chồng chị vẫn đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật quy định và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có quy định về Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Theo đó, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp mà vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng sẽ có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Cùng với đó, tại Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về Tình nghĩa vợ chồng: Hai vợ chồng phải có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Đồng thời, vợ chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau trừ các trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và có lý do chính đáng khác.
Do đó, hai vợ chồng bạn nên ngồi lại và nói chuyện với nhau; cùng tiến hành hòa giải và tháo gỡ những vướng mắc. Giả sử mà hai vợ chồng chị đã ly hôn và chị là người trực tiếp nuôi con thì anh ấy sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nhưng sẽ không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chị nữa. Nhưng thực tế thì hai vợ chồng chị chưa ly hôn nên cần thỏa thuận và hòa giải lại với nhau những vấn đề khúc mắc giữa cả hai.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác có liên quan thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!