1. Khái niệm tế bào là gì? Tế bào bao gồm những dạng nào?

Tế bào là đơn vị cấu tạo nên các sinh vật sống và cả con người. Mỗi sinh vật có sổ lượng tế bào khác nhau, cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng chuyển hóa sang năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể sinh vật.

Tế bào có cấu tạo khá đơn giản. Trong mỗi tế bào có nhiều bộ phận khác nhau, có chức năng riêng biệt bao gồm  màng tế bào (màng sinh chất), tế bào chất, khung tế bào, vật liệu di truyền và các bào quan.

+ Màng tế bào: đối với dinh vật nhân sơ thì vỏ bọc bên ngoài sẽ được gọi là màng tế bào nhưng đối với sinh vật nhân thực thì vỏ bọc này còn có tên gọi khác là màng sinh chất. Nó có chức năng bao bọc và phân tách tế bào với môi trường xung quanh.

+ Tế bào chất: nó nằm trong một khoảng không gian chứa đầy các dịch thể. Các bào quan bên trong tế bào chất đều có hệ thống màng sinh học để phân tách với khối dung dịch này.

+ Khung tế bào: đây là thành phần quan trọng của tế bào, nó cấu thành và duy trì hình dáng của tế bào, là điểm bám cho các bào quan, hỗ trợ quá trình tế bào thu nhận các chất, đảm bảo cho việc vận động của tế bào.

+ Vật liệu di truyền: đây là các phân tử DNA và rRNA. Thông tin di truyền của sinh vật chính là mã di truyền quy định tất cả các protein cần thiết cho mọi tế bào của cơ thể. Đối với sinh vật nhân sơ, vật liệu di truyền là một phân tử DNA dạng vòng đơn giản, nằm ở vùng tế bào chất (vùng nhân), còn đối với các sinh vật nhân thực, phân tử DNA được bao bọc bởi các phân tử protein tạo thành cấu trúc nhiễm sắc thể, lưu giữ trong nhân tế bào.

+ Các bào quan: đây là các cơ quan nhỏ của các tế bào, thường chỉ có cá tế bào nhân thực và có màng bao bọc

Khả năng của tế bào: Mọi tế bào đều có một số khả năng như:

- Sinh sản qua phân bào: đây là hiện tượng các tế bào phân chia, tạo ra nhiều tế bào mới và theo một chương trình đã có sẵn của cơ thể sinh vật. Sự phân bào được chia làm phân bào nguyên phân và phân bào giảm phân.

- Trao đổi chất tế bào: thu nhận các vật liệu thô, chuyển đổi thành các chất dinh dưỡng, phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ để tế bào hấp thu, từ đó nuôi sống tế bào.

- Tổng hợp các protein: các phân tử có chức năng này là những phân tử đảm nhiệm các chức năng cơ bản của tế bào. Mỗi một tế bào có đến hàng nghìn phân tử protein

- Di chuyển túi tiết

Khi xét về cấu trúc của nội bào, tế bào được phân thành các dang chính, bao gồm: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Tế bào nhân sơ hay được gọi là tế bào tiền nhân, loại tế nào này nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực, nó là tế bào của các sinh vật nhân sơ, đại đa số các sinh vật nhân sơ đều không có màng nhân, có một vài loại sinh vật này có ADN được bao bọc trong màng đơn.

- Tế bào nhân thực được hiểu là những tế bào của động, thực vật hay nấm cùng một vài loại tế bào khác cùng cấu tạo nên cơ thể của động, thực vật hay loại nấm đó. Nó có cấu tạo màng nhân và có nhiều bào quan để thực hiện các chức năng khác nhau. Mỗi loại bào quan đều có cấu trúc phù hợp với từng chức năng chuyển hóa của mình.

 

2. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?

  Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Sinh vật điển hình vi khuẩn nấm, thực vật, động vật
Cấu trúc nhân tế bào nhân tế bào có vùng nhân, không có cấu trúc điển hình. nhân tế bào có cấu trúc nhân điển hình với màng nhân có các cấu trúc lỗ nhân.
Cấu trúc nội bào nội bào rất ít cấu trúc nội bào được tổ chức phức tạp và riêng biệt bởi hệ thống màng nội bào và khung tế bào
Mức độ tổ chức cơ thể thông thường thường là đơn bào mức độ tổ chức có đơn bào, tập đoàn, và các cơ thể đa bào với các tế bào được phân hóa rõ rệt
Phân bào Phân bào Trực phân 

Phân bào Nguyên phân, Giảm phân

 

3. Vi khuẩn là gì? Đặc điểm vùng nhân của vi khuẩn?

Vi khuẩn là một loại sinh vật nhân sơ đơn bào, siêu nhỏ, có thể phát triển mạnh trong những môi trường khác nhau, có tác động lớn đến môi trường và cơ thể con người. Nó hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới và có mặt ở khắp mọi nơi. Đa phần khi nhắc đến vi khuẩn thì ta hay nghĩ đến các loại vi khuẩn gây hại, tuy nhiên vẫn có nhiều vi khuẩn có lợi phục vụ cho các quy trình sản xuất công nghiệp và dược phẩm.

Trên thực tế nghiên cứu, có rất nhiều các loại vi khuẩn khác nhau và để phân biệt chúng, các nhà khoa học đã phân loại chúng theo cách đơn giản nhất là theo hinh dạng như hình cầu, hình que, hình xoắn, hình sơi,...

+ Cầu khuẩn: đây là loại hay gặp nhất, chúng có hình dạng hình cầu hoặc hình bầu dục hoặc hình ngọn nến bao gồm có song cầu, liên cầu khuẩn, tụ cầu

+ Trực khuẩn là tên chỉ các loại vi khuẩn có dạng hình que

+ Xoắn khuẩn: là tên chỉ các loại vi khuẩn có hình xoắn, thường xoắn hai vòng trở lên. Loại xoắn khuẩn thường là loại hoại sinh, có một số có khả năng gây bệnh.

Vùng nhân của vi khuẩn có đặc điểm sau: 

Như đã trình bày ở trên, vi khuẩn là một sinh vật nhân sơ, có cấu trúc đơn giản, thông thường chỉ có màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân vì vây, cấu tạo vùng nhân của vi khuẩn thì không có màng nhân bao bọc, vùng nhân chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất, chức năng mang, bảo quản và truyền đạt, điều khiển các hoạt động sống của tế bào 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho Bạn những thông tin hữu tích. 

Luật Minh Khuê (tổng hợp)