Khách hàng: Thưa luật sư. Có trường hợp mẹ đi khai sinh cho con nhưng sau 2 năm người cha đến đăng ký kết hôn với người mẹ và xin làm thủ tục cha nhận con vì khi cháu bé sinh một trong hai người chưa đủ tuổi kết hôn. Nhưng UBND xã biết gia đình đã tổ chức cho hai người lấy nhau từ khi lâu, vậy UBND xã có được xử phạt hành chính không?
Tôi xin cảm ơn.
1. Thế nào là tảo hôn?
Chúng ta đều biết khi nam nữ đủ tuổi đăng ký kết hôn thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn nơi 1 trong hai bên cư trú. Cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để cho hai bên đăng ký kết hôn và chính thức trở thành vợ chồng kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp, có thể do chưa tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật nên đã đăng ký kết hôn khi chưa đủ tuổi, tổ chức đám cưới khi chưa đủ tuổi thì đó được coi là hành vi tảo hôn. Vì để đăng ký kết hôn thì nam cần đủ 20 tuổi, nữ cần đủ 18 tuổi, nếu dưới độ tuổi này thì được coi là Tảo hôn.
Nếu cố tình tảo hôn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nghiệm trọng hơn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy cụ thể đối với hành vi tảo hôn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
2. Hành vi tảo hôn sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?
Tảo hôn là một hành vi trái pháp luật, nếu vi phạm thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:
"Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo đối với hành vi không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã được cấp trong trường hợp phải nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
b) Sử dụng thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc lợi dụng tư cách người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi;
c) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý;
đ) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;
e) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật trợ giúp pháp lý.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý làm ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Xúi giục người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xúi giục người được trợ giúp pháp lý khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
d) Sử dụng các giấy tờ giả để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý; sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý giả;
đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý mà không đủ điều kiện của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý; làm giả thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, các điểm a, b và c Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và d Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này."
>>> Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
>>> Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó."
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tảo hôn
Vậy cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hành vi tảo hôn này?
"Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình...."
=> Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
4. Khi nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự với tảo hôn?
Theo Điều 47 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:
“Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Đồng thời, người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn theo quy định tại điều 148, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể:
"Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó".
Tổ chức tảo hôn nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính rồi mà tiếp tục tổ chức tảo hôn nữa thì có bị xử phạt hành chính nữa hay không? hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trường hợp tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Theo quy định này, trường hợp tảo hôn bị xử lý hình sự khi người thực hiện hành vi tổ chức hành vi lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm. Theo đó, mức xử phạt được quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
=> Như vậy, nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn rồi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tái phạm. Nhẹ thì có thể bị hình phạt tiền, còn nghiêm trọng hơn thì có thể bị cải tạo không giam giữ.
5. Hậu quả của việc tảo hôn là gì?
Tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 cùng các văn bản pháp luật các liên quan.
Cụ thể, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
…
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; …”
Theo quy định này, hành vi tảo hôn rõ ràng là một hành vi trái pháp luật và bị pháp luật cấm.
Kết hôn khi còn chưa đủ tuổi, phải làm mẹ từ rất sớm sẽ mang lại những hậu quả khó lường. Ví dụ về mặt sức khỏe người mẹ nếu phải có con và nuôi con từ rất sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chưa kể về mặt kinh tế gặp khó khăn vì có thể vẫn đang ở độ tuổi ăn tuổi học
Bên cạnh đó nếu tảo hôn sẽ gây ảnh hưởng đến học hành, có thể lỡ dở công việc học hành, đứa trẻ sinh ra có thể không đảm bảo về thể chất, suy dinh dưỡng....
Tảo hôn khiến khả năng tìm kiếm việc làm, kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.
Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội.
Căn cứ vào những nội dung trên, nam nữ khi đã xác định kết hôn thì trước tiên cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật cụ thể là Luật hôn nhân và gia đình để tránh trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Trên đây là nội dung mang tính chất tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư hôn nhân gia đình.