Trong quá trình chọn pháp luật để áp dụng cũng như khi áp dụng pháp luật nước này hay pháp luật nước kia để xử lý các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta thường gặp hiện tượng cũng một khái niệm pháp lý nhưng ở các nưốc khác nhau có nội dung không giống nhau. Hiện tượng này trong khoa học về tư pháp quốc tế gọi là hiện tượng xung đột khái niệm pháp lý (còn gọi là xung đột kín).

Ví dụ'. Ở Anh và Mỹ, nơi ký kết hợp đồng giữa các bên đương sự vắng mặt (ký hợp đồng bằng cách trao đổi thư từ, điện tín, không cần trực tiếp đàm phán và cùng một lúc cùng ký vào một văn bản hợp đồng) là nơi bên nhận đề nghị ký hợp đồng gửi giấy chấp nhận ký hợp đồng vô điều kiện, nhưng theo pháp luật của đa số các nước .khác thì nơi ký hợp đồng giữa các bên đương sự vắng mặt lại là nơi bên đề nghị ký hợp đồng nhận được giấy chấp nhận ký hợp đồng vô điều kiện của đôì tác.

Theo pháp luật của tất cả các nước, tài sản không có người thừa kế đều thuộc vê' Nhà nước, nhưng ỗ Đức, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ và nhiều nước khác, Nhà nước nhận di sản trong trường hợp này vối tư cách là người thừa kế, còn ở Anh, Pháp và Mỹ, Nhà nước nhận tài sản với tư cách là người chiếm hữu tài sản vô chủ ở Mỹ, nời xảy ra hành vi vi phạm pháp luật là nơi phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật, nhưng ở các nước khác nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật lại chính là nơi đương sự thực hiện hành vi đó, bất kể hậu quả của hành vi gây thiệt hại phát sinh ở đây

1.Cấu trúc của một quy phạm xung đột

  • Phần phạm vi: là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ nào: đất đai, hôn nhân, thương mại, thừa kế,…
  • Phần hệ thuộc: là phần chỉ ra luật pháp nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ ở phần phạm vi.

Ví dụ: Điều 126 Luật Hôn nhân gia đình năm 2015: Trong việc kết hôn (phần phạm vi) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, mỗi bên sẽ tuân theo pháp luật nước mình (phần hệ thuộc) và kết hôn.

2. Khi giải thích nội dung quy phạm xung đột do từng nước tự xây dựng.

Trong trường hợp này, bên có trách nhiệm giải thích dù là toà án, trọng tài hay đương sự, cũng phải căn cứ vào nội dung khái niệm pháp lý của nưốc đã ban hành ra quy phạm xung đột đó. Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam căn cứ vào quy phạm xung đột của Việt Nam để xem xét vấn đề pháp luật nước nào phải được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, thì phải căn cứ vào nội dung các khái niệm pháp lý của Việt Nam, còn khi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài căn cứ vào quy phạm xung đột của nước họ để xem xét vấn đề pháp luật nước nào phải được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, thì họ phải căn cứ vào nội dung các khái niệm phập lý của chính nước họ. Chỉ có như vậy mổi tránh được tình trạng xuyên tạc nội dung thực chất của quy phạm xung đột do từng nước ban hành.

Với cách lập luận trên, rõ ràng chúng ta thấy về nguyên tắc, đối vởi các quy phạm xung đột do từng nước tự ban hành, phải áp dụng nội dung khái niệm pháp lý của nước đã ban hành quy phạm xung đột để giải thích nội dung quy phạm xung đột. Tuy nhiên, nhìn chung, ồ đây không phải là nguyên tắc không có ngoại lệ.

Theo pháp luật và thực tiễn của các nưỗc, nội dung khái niệm động sản và bất động sản dùng trong các quy phạm xung đột được xác định theo pháp luật nơi có tài sản, bởi vì ở tất cả các nước trên thế giới, pháp luật đều quy định việc định danh tài sản được thực hiện theo pháp luật nơi có tài sản. Ví dụ, khoản 3 Điều 833 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác đỊnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Và như vầy, nếu đối tượng tranh chấp là tài sản tồn tại ở 

nước ngoài và cần chọn pháp luật để giải quyết tranh chấp về tài sản này, thì chúng ta phải áp dụng nội dung khái niệm động sản và bất động sản của nước ngoài nơi có tài sản.

Trong khoa học pháp lý cũng có quan điểm cho rằng khi giải thích quy phạm xung đột của nước mình, toà án phải căn cứ vào nội dung khái niệm pháp lý của nước có pháp luật được quy phạm xung đột dẫn chiếu tới (lex causae). Có thể nói, quan điểm này thiếu cơ sỏ lý luận và thực tiễn có tính thuyết phục. Căn cứ vào nội dung khái niệm pháp lý của nước này để giải thích nội dung quy phạm xung đột do một nước khác ban hành không tránh khỏi tình trạng làm sai lệch, thậm chí xuyên tạc nội dung của quy phạm xung đột đó, trừ trường hợp phân biệt khái niệm động sản và bất động sản.

3. Khi giải thích nội dung quy phạm xung đột thống nhất.

Việc giải thích nội dung quy phạm xung đột thông nhất và cả nội dung quy phạm thực chất thôhg nhất phải căn cứ vào nội dung khái niệm pháp lý mà các bên ký kết đỉều ước quốc tế đã thoả thuận quy định.

Trong nhiều điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương đều có những điều dành riêng cho việc xác định thốhg nhất nội dung các thuật ngữ dùng trong điều ước. Ví dụ, các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký giữa Việt Nam vối nưốc ngoài, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự v.v... Nếu các quốc gia ký kết điều ưởc quốc tế không thoả thuận trước để quy định thống nhất nội dung các khái niệm pháp lý dùng trong điều ước quốc tế, thì khi có tranh chấp xảy ra về vấn đề này, các quốc gia phải thoả thuận với nhau để bảo đảm việc giải thích và vận dụng được thống nhất.

Cũng có trường hợp điều ước quốc tế không quy định trước nội dung khái niệm pháp lý dùng trong điều ước, mà trả quyền quyết định cho pháp luật của từng quốc gia ký kết điều ưốc. Ví dụ: Khoản 3 Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Hunggari năm 1985 quy định rằng, " việc phân biệt động sản và bất động sản thì áp dụng pháp luật của nưốc ký kết nơi có tài sản thừa kế". Vì vậy, khi xác định cái gì là động sản, cái gì là bất động sản, chúng ta căn cứ vào nội dung khái niệm động sản và bất động sản của nước nơi có tài sản.

4. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài.

Việc giải thích nội dung pháp luật nước ngoài phải dựa trên cơ sỏ nội dung khái niệm pháp lý của chính nước ngoài đó. Ví dụ: Nếu theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột, pháp luật của Anh được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn của đương sự, thì không được tính sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ về việc kết hôn của người đến tuổi kết hôn (theo pháp luật của Anh) nhưng chưa đến tuổi thành niên, là điều kiện kết hôn. Pháp luật của Anh coi sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ trong trường hợp này thuộc phạm trù hình thức kết hôn; trong khi đó các nước trong lục địa châu Au coi sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ là điều kiện kết hôn.

Như vậy, nếu không căn cứ vào nội dung khái niệm pháp lý của nước ngoài để giải thích pháp luật nước ngoài, thì sẽ xảy ra tình trạng xuyên tạc, vận dụng sai pháp luật nước ngoài, sẽ không bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của đương sự khi các quyền và lợi ích đó hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài. Vấn đề ỏ đây là bảo đảm nguyên tắc pháp luật nước ngoài phải được giải thích và áp dụng như nó vẫn được giải thích và áp dụng ở nơi nó được ban hành 

5. Tư pháp quốc tế Việt Nam và vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Tư pháp quốc tế Việt Nam bao gồm các quy phạm nằm ở nhiều văn bản khác nhau như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) năm 2014, Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Bộ luật Hàng hải năm 2015…

Tư pháp quốc tế Việt Nam có đối tượng điều chỉnh là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự quốc tế; có hai phương pháp điều chỉnh cơ bản là phương pháp thực chất (sử dụng quy phạm thực chất) và phương pháp xung đột (sử dụng quy phạm xung đột).

Quy phạm thực chất là quy phạm trực tiếp quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, hình thức, biện pháp chế tài cụ thể…

Quy phạm xung đột là quy phạm gián tiếp, đưa ra nguyên tắc chung trong việc xác định pháp luật áp dụng giải quyết một quan hệ/một tình huống cụ thể.

Khoản 2 Điều 464 BLTTDS năm 2015 quy định: “Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

 Như vậy, phạm vi của vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm vụ án dân sự (tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) và việc dân sự (yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) và có yếu tố nước ngoài.

Phạm vi xuất hiện xung đột pháp luật

Các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh mà hầu hết trong số đó sẽ làm phát sinh hiện tượng đặc thù của ngành luật là hiện tượng xung đột pháp luật.

Trong các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài như hôn nhân, hợp đồng dân sự, thương mại… thì xung đột pháp luật sẽ nảy sinh hầu hết trong các quan hệ này, tuy nhiên xung đột sẽ không xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt do tính chất đặc thù của một số quan hệ, ở đây tiêu biểu là một số quan hệ liên quan về sở hữu trí tuệ, quan hệ tố tụng tòa án, trọng tài. 

Như vậy, xung đột pháp luật là một khái niệm đặc thù trong luật pháp quốc tế, là việc có nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau cùng có thể điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Luật Minh Khuê biên tập