Mục lục bài viết
1. Các quyết định thành lập đơn vị hành chính của 10 tỉnh
Vào phiên họp chiều ngày 13 tháng 2 năm 2023 vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà có trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các tờ trình của Chính phủ về việc thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của 10 tỉnh. Theo đó những Nghị quyết được ban hành gồm có:
- Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh An Giang
- Nghị quyết số 722/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Bắc Kạn
- Nghị quyết số 723/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Bắc Ninh
- Nghị quyết số 724/NQ-UBTVQH15 về thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Bến Tre
- Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQJ15 về thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Bình Dương
- Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH15 về thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Đắk Lắk
- Nghị quyết số 727/NQ-UBTVQH15 về thành lập đơn vị hành chính tại Quảng Nam
- Nghị quyết số 728/NQ-UBTVQH15 về thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Trà Vinh
- Nghị quyết số 729/NQ-UNTVQH15 về thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Thái Nguyên
- Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 về thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Vĩnh Phúc
Như vậy có tất cả 10 tỉnh sẽ được thành lập các đơn vị hành chính mới bao gồm tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Trà Vinh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bình Dương, Bến Tre, Bắc Ninh, Bắc Kạn và An Giang. Theo đó sẽ có tất cả là 01 thành phố, 03 thị xã, 34 phường và 12 thị trấn dược thành lập từ huyện cũ và được sáp nhập vào huyện mới.
2. Các Thành phố được thành lập mới
Thành phố được thành lập mới lần này chính là thành phố Tân Uyên tại tỉnh Bình Dương được thành lập dựa trên cơ sở nguyên trạng 191,76 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số sẽ là 466.053 người, gồm 10 phường và 2 thị xã Tân Uyên. Bình Dương vẫn sẽ giữ nguyên điều kiện về diện tích tự nhiên và dân số cũng như số đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Các thị trấn, thị xã được thành lập mới
Căn cứ các Nghị quyết nêu trên thì những tỉnh có thành lập thị xã, thị trấn mới bao gồm tỉnh Bắc Ninh, tỉnh An Giang, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bến Tre, Bắc Kạn và Đắk Lắk.
- Theo đó, tỉnh Bắc Ninh sẽ thành lập thị xã Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh dựa trên cơ sở nguyên trạng 117,83 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 199,577 người của huyện Thuận Thành.
- Đối với tỉnh An Giang, tỉnh đã thành lập thị xã Tịnh Biên thuộc tỉnh trên cơ sở nguyên trạng 354,59 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 143.098 người của huyện Tịnh Biên. Thành lập thị trấn Đa Phước và Hội An trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số
- Với tỉnh Quảng Nam đã thành lập thị trấn Trung Phước trên cơ sở nguyên trạng diện tích và quy mô dân số của xã Quế Trung thuộc huyện Nông Sơn.
- Với tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh đã thành lập lên thị trấn Kim Long, Tam Hồng
- Tại tỉnh Thái Nguyên, tỉnh đã thành lập thị trấn Hóa Thượng và nhập toàn bộ 40,67 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.573 người của xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ
- Đối với tỉnh Bến Tre thì đã thành lập thêm các thị trấn Tiên Thủy, Tiệm Tôm, Phước Mỹ Trung qua 3 xã cùng tên
- Còn tỉnh Bắc Kạn đã thành lập thị trấn Vân Tùng
- Tỉnh Đắk Lắk đã thành lập lên thị trấn Pơng Drang
- Và cuối cùng là tỉnh Trà Vinh sẽ điều chỉnh diện tích tự nhiên và dân số xã Long Khánh về ấp Mé Láng thuộc xã Ngũ Lạc quản lý.
4. Các phường được thành lập mới
Ngoài việc thành lập thị xã Thuận Thành thì tỉnh Bắc Ninh còn thành lập 10 phường có tên Hồ, An Bình, Song Hồ, Gia Đông, Thanh Khương, Hà Mãn, Trạm Lộ, Tri Quả, Xuân Lâm, Ninh Xá trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Hồ và 9 xã kể trên. Bên cạnh đó tỉnh còn thành lập 11 phường trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Phố Mới và 10 xã của huyện Quế Võ hiện nay. Như vậy tỉnh Bắc Ninh có tăng 2 thị xã và 21 phường.
Tại tỉnh An Giang có thành lập thêm 7 phường gồm Tịnh Biên, Nhà Bàng, Chi Lăng, An Phú, Nhơn Hưng, Núi Voi, Thới Sơn trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 03 thị trấn và 03 xã nêu trên.
Tỉnh Quảng Nam đã thành lập thêm 5 phường trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 5 xã thuộc thị xã Điện Bàn
Tỉnh Vĩnh Phúc đã có thêm phường Định Trung và phường Tam Hồng
Như vậy, thông qua cuộc họp, việc điều chỉnh đã có thêm một thành phố Tân Uyên, giảm 1 thị xã và có 9 đơn vị hành chính cấp huyện cũng như 91 đơn vị hành chính cấp xã. Tại Bắc Ninh đã có tăng thêm 2 thị xã, 21 phường, giảm 2 huyện, 19 thị xã và 02 thị trấn. Tại An Giang thì tăng thêm 01 thị xã và 07 phường, cùng với đó là giảm đi 1 huyện, 1 thị trấn và 6 xã. Đối với tỉnh Quảng Nam theo phương án sẽ tăng 5 phường và 1 thị trấn cùng với việc giảm 6 xã. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng thêm 2 thị trấn và 1 phường, giảm đi 3 xã. Với tỉnh Thái Nguyên thì vẫn sẽ giữ nguyên. Đối với tỉnh Bến Tre lại tiếp tục tăng thêm 3 thị trấn và giảm 3 xã. Với Bắc Kạn theo phương án cũng tăng 1 thị trấn và giảm 1 xã.
Sau khi đã thiết lập lại các đơn vị hành chính, cơ quan thẩm tra đề nghị chính quyền địa phương của 10 tỉnh nêu trên sẽ sự cập nhật, quản lý kịp thời, kiểm soát chặt chẽ việc tăng giá đất, tăng cơ hội việc làm trên các địa bàn cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết:
Đơn vị hành chính là gì? Các đơn vị hành chính của nước ta
Quy định mới về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã hiện nay
5. Tương lai những tỉnh nào được lên thành phố trực thuộc Trung Ương
Cả nước hiện nay có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Cần Thơ. Trong tương lai, theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 241/QĐ-TTg, dự kiến sẽ thêm 03 tỉnh thành sau đây sẽ trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương sánh ngang với 05 Thành phố hiện nay. Đó là các tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong tầm nhìn đến năm 2045 thì tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025. Với tầm nhìn đến năm 2030 thì tỉnh Khánh Hòa cũng sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có thành phố Nha Trang là nhân tố then chốt.
Để có thể trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh thành cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bao gồm điều kiện về diện tích thì quy mô dân số phải từ 01 triệu người trở lên; về điều kiện diện tích tự nhiên thì phải đặt từ 1.500 km2 trở lên; về đơn vị hành chính phải đáp ứng có 09 huyện trực thuộc trở lên; phải được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; và cuối cùng là thu nhập bình quân đầu người một năm so với cả nước phải gấp 1.75 lần, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất phải đạt bình quân cả nước. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác được quy định tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về 10 tỉnh có thêm tỉnh, thành phố mới do Công ty Luật Minh Khuê biên soạn và muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc!
Nếu quý khách có nhu cầu muốn báo phí dịch vụ, quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!