1. Giới thiệu tổng quan về Cục phó Cục Sở hữu trí tuệ
Cục phó Cục Sở hữu trí tuệ là một trong những chức danh quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khác. Chức vụ Phó Cục trưởng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ Cục trưởng điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục
Chức danh phó Cục trưởng: Phó Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ là một trong những lãnh đạo cao cấp của Cục giữ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các mảng công việc cụ thể theo sự phân công của Cục trưởng. Cục sở hữu trí tuệ thường có nhiều Phó Cục trưởng, mỗi người đảm nhiệm một lĩnh vực chuyên môn khác nhau như quản lý hành chính, pháp chế, đào tạo, giám định hoặc quản lý các dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Nhiệm vụ của Phó Cục trưởng:
- Hỗ trợ Cục trưởng trong quản lý và điều hành các hoạt động của Cục: Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động chuyên môn cũng như các chương trình, dự án liên quan đến sở hữu trí tuệ.
- Chỉ đạo và điều hành các lĩnh vực công tác được phân công: Mỗi phó Cục trưởng thường phụ trách một hoặc nhiều lĩnh vực công tác cụ thể và chịu trách nhiệm chính về kết quả thực hiện các công việc này. Ví dụ, Phó Cục trưởng có thể phụ trách công tác quản lý và xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, trong khi một Phó Cục trưởng khác có thể phụ trách công tác giám định và giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
- Tham mưu cho Cục trưởng trong việc xây dựng chính sách và pháp luật: Phó Cục trường thma gia vào việc xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động sáng tạo và đổi mới.
- Đại diện cho Cục trong các hoạt động đối ngoại: Phó Cục trưởng có thể được Cục trưởng ủy quyền đại diện cho Cục trong các cuộc họp, hội thảo hoặc sự kiện quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ.
- Quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho Cục: Phó Cục trưởng tham gia vào công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức của Cục
Vai trò của Phó Cục trưởng:
- Hỗ trợ Cục trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Cục
- Là người đại diện của Cục trong các hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là người có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Cục trưởng.
Theo quy định tạiNghị định số 123/2016/NĐ-CPvề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ thì Bộ trường Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo trong đơn vị trực thuộc Bộ bao gồm cả các Phó Cục trưởng của Cục Sở hữu trí tuệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền:
- Bổ nhiệm: Quyết định chọn người đủ tiêu chuẩn và năng lực để giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.
- Miễn nhiệm: Quyết định giải phóng một cá nhân khỏi vị trí Phó Cục trưởng khi cá nhân đó không còn đáp ứng các yêu cầu hoặc vì lý do khác theo quy định.
- Cách chức: Quyết định đình chỉ chức vụ của Phó Cục trường trong trường hợp vi phạm kỷ luật hoặc có hành vi sai phạm nghiêm trọng.
Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp trưởng, cấp phó trong Cục Sở hữu trí tuệ:
Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp trưởng, cấp phó trong Cục Sở hữu trí tuệ thường tuân theo các bước cơ bản như sau:
- xác định nhu cầu và tiêu chuẩn:
+ Căn cứ vào nhu cầu công việc và kế hoạch nhân sự, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định nhu cầu bổ nhiệm mới hoặc thay thế nhân sự.
+ Tiêu chuẩn đối với chức danh lãnh đạo được xác định rõ ràng về mặt năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức và các yêu cầu khác.
- Đề xuất nhân sự:
+ Các đơn vị liên quan đề xuất nhân sự đủ tiêu chuẩn lên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Hồ sơ đề xuất bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của ứng viên
- Thẩm định và xét duyệt:
+ Hội đồng xét duyệt của Bộ tiến hành thẩm định hồ sơ và năng lực của ứng viên.
+ Thực hiện các bước thẩm tra cần thiết như kiểm tra lý lịch đánh giá năng lực qua các kỳ thi hoặc phỏng vấn.
- Ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
+ Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức
+ Quyết định này được thông báo công khai và gửi tới các đơn vị liên quan.
- Công bố và thực hiện quyết định:
+ Quyết dịnh được công bố chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ.
+ Người được bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức sẽ nhận thông báo và thực hiện cá thủ tục bàn giao công việc theo quy định.
3. Cấu trúc lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ năm 2024
Ban lãnh đạo cục Sở hữu trí tuệ năm 2024 gồm:
- Cục trưởng: Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- Phó Cục trưởng: Số lượng từ 2 đến 4 Phó Cục trưởng. Phó Cục trường giúp Cục trưởng điều hành một số mảng công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
- Trưởng các Phòng/ Ban/ Chi cục: DƯới sự chỉ đạo của Cục trưởng và các Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu trí tuệ có các phòng ban, chi cục chuyên môn như Phòng Quản lý Sở hữu công nghiệp, Phòng đăng ký,...
Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm: Được thực hiện theo quy trình chặt chẽ: Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm theo đề xuất của Cục trưởng. Trường các phòng, ban, chi cục do Cục trưởng bổ nhiệm theo quy định.
- Điều động: Cán bộ, công chức trong Cục được điều động giữa các phòng ban, chi cục sang cơ quan khác theo yêu cầu công việc.
- Khen thưởng và kỷ luật: Cán bộ, công chức có thành tích tốt xuất sắc trong công tác được khen thưởng theo quy định của pháp luật và của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định có thể bao gồm các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo hạ bậc lương, cách chức hoặc buộc thôi việc.
Số lượng và chức trách của các vị trí lãnh đạo:
Cục trưởng: 1 người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Cục
Phó Cục trưởng: Từ 2 đến 4 người, giúp việc cho Cục trưởng và phụ trách các mảng công tác cụ thể như quản lý quyền sở hữu, quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên qua, khiếu nại và giải quyết tranh chấp
- Trường các phòng/ ban/ chi cục: Mỗi đơn vị chuyên môn có 1 trưởng phòng/ ban/ chi cục. Số lượng cụ thể tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của Cục trong từng thời kỳ, thường khoảng từ 10 đến 15 đơn vị.
- Phó trưởng các phòng/ ban/ chi cục: Mỗi phòng, ban, chi cục có thể có từ 1 đến 3 phó trưởng tùy thuộc vào quy mô và tính chất công việc của từng đơn vị.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Sở hữu trí tuệ là gì? Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?
Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Ai có thẩm quyền có quyền bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể.