Mục lục bài viết
trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giữ gìn hoà bình và an ninh trong từng khu vực địa lý, với điều kiện những điều ước và tổ chức quốc tế này cùng các hoạt động của nó phải phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Hệ thống an ninh khu vực là một bộ phận của hệ thống an ninh toàn thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa Hội đồng bảo an với các điều ước và tổ chức quốc tế khu vực. Hội đồng bảo an thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trong khuôn khổ các điều ước quốc tế và tổ chức khu vực. Theo Hiến chương, Hội đồng bảo an có quyền sử dụng các điều ước và tổ chức quốc tế khu vực vào các hoạt động cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình. Tuy nhiên, không một hành động cưỡng chế nào có thể được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế khu vực hay do tổ chức quốc tế khu vực quy định nếu không được Hội đồng bảo an cho phép, trừ những biện pháp được áp dụng nhằm cản trở sự phục hồi của chính sách xâm lược từ phía các nước trong Chiến tranh thế giới thứ II đã chống các nước đồng minh.
Hiện nay, vẫn tổn tại những quan điểm khác nhau về một số tổ chức quốc tế khu vực. Ví dụ, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng là liệu NATO có phải là tổ chức quốc tế khu vực hay không, khi mà thành viên của nó là các quốc gia thuộc ba châu lục? Nhưng, đã có sự thừa nhận chung về các tổ chốc quốc tế khu vực có chức nâng giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, đó là: Tổ chức các nước châu Mỹ; Liên minh châu Phi; Liên đoàn các quốc gia Ả Rập; Cộng đồng các quốc gia độc lập; Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
1. Hệ thống an ninh châu Âu
Hệ thống an ninh châu Âu được thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE). Tiền thân của OSCE là Hội nghịâhn ninh và hợp tác châu Âu, ra đời từ năm 1975 tại Hensinhki. Từ năm 1992 Hội nghị đã phát triển và chuyển thành Tổ chức quốc tế khu vực.
Như tên gọi của mình, mục đích chính của OSCE là: Tạo lập những điều kiện về bảo đảm an ninh bền vững, dài lâu; Hợp tác trong lĩnh vực an ninh, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và loại trừ các cuộc xung đột vũ trang ở châu Âu; Xây dựng châu Âu thành một Châu lục hoà bình, ổn định và phát triển.
Để thực hiên mục đích của mình, trong trường hợp có xung đột vũ trang OSCE có thể ra quyết định tiến hành hoạt động gìn giữ hoà bình, do Hội đồng Bộ trưởng hoặc Hội đồng lãnh đạo thường trực của OSCE thông qua. Khi ấy OSCE sẽ thành lập nhóm quan sát viên quân sự hoặc lực lượng vũ trang và gửi lực lượng này đến vùng có xung đột để thực hiện nhiêm vụ gìn giữ hoà bình. Thành phần và số lượng quân tham gia vào lực lượng gìn giữ hoà bình của OSCE do các nước thành viên cung cấp.
Hoạt động gìn giữ hoà bình của OSCE có thể được tiến hành trong ttường hợp có xung đột giữa các nước thành viên của Tổ chức cũng như khi có xung đột trong nội bộ mỗi nước thành viên. Nhiệm vụ chính của hoạt động này là: kiểm soát vê thực hiện thoả thuận ngừng bắn; theo dõi việc rút quân đội; giúp đỡ giữ gìn trật tự an ninh; giúp đỡ nhân đạo ... Hoạt động gìn giữ hoà bình của OSCE được tiến hành có tính đến vai trò của Liên hợp quốc một cách thích đáng. Mỗi khi tiến hành hoạt động gìn giữ hoà bình, Chủ tịch OSCE phải thông báo đầy đủ cho Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Đến nay, OSCE đã có những kinh nghiệm nhất định trong hoạt động gìn giữ hoà bình ở các khu vực và phạm vi khác nhau. Sứ mệnh lịch sử của nó đã được thể hiên ở Bôxnhia và Hécxêgôvina, khorvatia, Extônhia, Látvia, Grudia, Manđôvia, Côxôvô ....
Năm 1996, OSCE đã ra Tuyên bố Lixabon "Về mô hình an ninh chung và toàn diện của châu Ầu thế kỷ XXI", đặt cơ sở nền tảng cho an ninh chung của toàn châu Âu. Tuyên bố đề ra việc xây dựng không gian an ninh thống nhất theo quan điểm an ninh châu Âu là không chia sẻ. Nền an ninh này cần phải xuất phát từ đặc thù của mỗi quốc gia thành viên và mỗi quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn hoặc thay đổi phương thức bảo đảm an ninh cho mình. Nguyên tắc xây dựng an ninh quốc gia phải dựa trên cơ sở an ninh chung của cả chầu lục, không một quốc gia nào có quyền xây dựng an ninh của mình mà làm thiệt hại đến an ninh của các quốc gia thành viên khác.
Tuyên bố Stambun ngày 19-11-1999, Hiến chương An ninh châu Âu, Văn kiện Viên đối với việc đàm phán về các biên pháp củng cố lòng tin và an ninh đã đặt cơ sở pháp lý cho việc hình thành hệ thống tổng thể của an ninh châu Âu thế kỷ XXI. Hiến chương an ninh châu Âu là văn kiện duy nhất, thực tế là một bản Hiến pháp của châu Âu mới. Hiến chương thừa nhân OSCE là tổ chức chủ yếu về hoà bình giải quyết tranh chấp ở khu vực và là công cụ chính trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột, giải quyết khủng hoảng và khôi phục hoà bình sau xung đột. Hiến chương đưa ra đề nghị hợp tác rộng rãi giữa OSCE và các tổ chức có thẩm quyền ở châu Âu, có tính đến vai trò phối hợp chủ yếu của OSCE như là một tổ chức an ninh duy nhất của cả châu Âu, có khả năng bảo đảm hoà bình và ổn định trong khu vực.
2. An ninh tập thể trong Cộng đồng các quốc gia độc lập
Vấn đề bảo đảm an ninh của các quốc gia mới trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) xuất hiện từ sau khi Liên Xô chấm dứt tồn tại (tháng 12-1991). Trong khuôn khổ SNG, hàng loạt điều ước quốc tế quan trọng về lĩnh vực này đã được ký kết. Bước đi đầu tiên trong lĩnh vực bảo đảm an ninh của SNG là ngay trong năm 1992 các nước đã ký kết Hiệp định về lực lượng vũ trang thống nhất cùa SNG trong thời kỳ quá độ và đặc biệt là Hiệp ước về an ninh tập thể (gồm 7 nước tham gia), trong đó các bên cam kết giúp đỡ nhau trong trường hợp bị xâm lược.
Điều ước quốc tế quan trọng nhất về an ninh trong khuôn khổ SNG là "Hiến chương Cộng đồng các quốc gia độc lập". Hiến chương xác định nghĩa vụ cùa các nước thành viên thực hiện những thoả thuận trong lĩnh vực an ninh. Trong trường hợp có đe doạ an ninh, các nước thành viên nhanh chóng thương thuyết với nhaũ để áp dụng những biện pháp nhằm loại trừ đe doạ, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang theo trình tự thực hiện quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể, phù hợp với Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc và đồng thời tiến hành các hoạt động gìn giữ hoà bình.
Trên cơ sở Hiệp ước an ninh tập thể, SNG đã thành lập Hội đồng an ninh tập thể, bao gồm nguyên thủ quốc gia và tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của 9 nước thành viên Hiệp ước. Hội đổng thực hiện chức năng phối hợp quan điểm và hành động của các nước thành viên Hiệp ước trong trường hợp có đe doạ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của một hoặc một số nước hoặc có sự đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế; áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh trong khu vực. Vì nhiều lý do khác nhau, cuối cùng thì hệ thống an ninh tập thể SNG không được thiết lập, dù rằng một số bước đi theo hướng này đã được thực hiện:
- Bước đi đầu tiên, năm 1995 Hội đồng An ninh tập thể đã thông qua "Quan điểm an ninh tập thể của thành viên Hiệp ước về an ninh tập thể năm 1992", trong đó có các hướng hợp tác ưu tiên của các quốc gia nhằm củng cố an ninh tập thể, đó là: giải trừ quân bị; biên pháp củng cố lòng tin; tiến hành hoạt động gìn giữ hoà bình; bảo vệ biên giới của tất cả các quốc gia thành viên ...
- Bước đi thứ hai, ngày 10-2-1995 Nguyên thủ quốc gia của 8 nước thành viên SNG (Ácmênia, Bêlarút, Grudia, Nga, Tadưkitxtan, Turkmenhixtan, Udơbêkixtan và Ucraina) đã cùng nhau ký kết Hiệp định về thành lập hệ thống phòng thù phòng không thống nhất. Đây thực tế là hê thống phòng thủ thống nhất đầu tiên của Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Có hiệu quả hơn cả trong hoạt động của SNG là hoạt động gìn giữ hoà bình trên cơ sở Hiệp định về các phái đoàn quan sát viên quân sự và Lực lượng tập thể gìn giữ hoà bình năm 1992. Để giải quyết xung đột, theo Hiệp định, SNG thành lập phái đoàn quan sát viên quân sự và lực lượng tập thể gìn giữ hoà bình trong SNG. Lực lượng này được thành lập theo quyết định của Hội đồng nguyên thủ các quốc gia thành viên, theớ nguyên tắc consensus, với sự đồng ý của tất cả các bên xung đột cũng như với điều kiện đạt được thoả thuận giữa họ về ngừng bắn và ngừng các hành động thù địch.
Lực lượng gìn giữ hoà bình cùa SNG không được sử dụng vào các hoạt động tác chiến. Quy chế của nó là gìn giữ hoà bình, trung lập và không thiên vị. Lực lượng này chỉ được sử dụng vũ khí trong trường hợp đặc biệt, với mục đích bảo đảm an ninh của binh lính và nhân viên ở mức độ phòng thủ; trong trường hợp có biểu hiện dùng vũ lực ngăn cản thực hiên chức năng gìn giữ hoà bình; nhằm chống lại sự tấn công vũ trang của các nhóm khủng bố, biệt kích và thổ phỉ; nhằm bảo vệ thường dân khỏi mọi sự xâm hại đến tính mạng và sức khoẻ. Trong thời gian từ 1992-1997, SNG đã bốn lần triển khai hoạt động gìn giữ hoà bình ở Nam Ôxêtia (L.B Nga), ở Pritnhextrốpve (Mônđavia), ở Tadưkixtan, ở Ápkhadia (Grudia)
Cho đến nay, vấn đề xây dựng hệ thống an ninh tập thể của Cộng đồng các quốc gia độc lập để bảo đảm hoà bình và an ninh trong khu vực vẫn còn gặp nhiêu khó khăn, phức tạp. Điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ hợp tác của các nước thành viên SNG.
3. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Nhằm mục đích tạo lập hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, các nước trong khu vực đã tìm kiếm cơ chế thích hợp để cùng nhau hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Ý tưởng về việc thành lập một "Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á" đã được nêu ra đầu tiên tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN thường kỳ hằng năm, diễn ra trong các ngày 23 và 24-7-1993. Hội nghị đã ra Thông cáo chung, trong đó có riêng một tiêu đề về "hợp tác an ninh và chính trị" được đặt ở vị trí đầu tiên trong tất cả các vấn đề được nêu ra trong Thông cáo.
Tháng 7-1994, trong khuôn khổ ASEAN, một diễn đàn an ninh khu vực được thành lập, có tên gọi là "Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Hiện nay, tham gia Diễn đàn có 10 nước thành viên ASEAN và 11 thành viên ngoài ASEAN: Trung Quốc, Ấn Độ, Mông cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Ôxtrâylia, Nga, Niu Dỉỉân và EU.
Tại Diễn đàn lần thứ nhất (tháng 7-1994), các thành viên đã nhất trí thông qua mục đích và nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (thường gọi là Hiệp ước 328 Bali), được ký kết giữa các nước ASEAN ngày 24-2-1976. Mục đích của Hiệp ước Bali là thúc đẩy việc tạo lập hoà bình ổn định, hữu nghị và hợp tác. Các nguyên tắc được khẳng định trong Hiệp ước là tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của tất cả các nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng biên pháp hoà bình; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng "vũ lực; hợp tác có hiệu quả. Hiệp ước Ball hiên nay được mở cho tất cả các quốc gia ký kết.
Ngay từ năm 1994, tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ nhất, các nước đã đạt được thoả thuận về cơ cấu của Diễn đàn, theo đó hằng năm sẽ tổ chức các cuộc họp bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên ARF sau cuộc họp ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN. Trong khuôn khổ Diễn đàn, đã diễn ra các cuộc gặp không chính thức của các nhóm chuyên gia, tổ chức các hội nghị quốc tế với thành phần tham gia rộng rãi. Chẳng hạn, tại Diễn đàn lần thứ hai (năm 1995) đã thành lập hai nhóm công tác để soạn thảo "Các biện pháp củng cố lòng tin và duy trì hoà bình". Tháng 4-1999, tại Vladivôxtốc (L.B Nga) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về an ninh toàn diện và hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương". Hội nghị đã ra Tuyên bố hoà hợp Thái Bình Dương, trong đó nêu rõ nguyên tắc thiện chí tuãn thủ luật quốc tế.
Theo thời gian, Diễn đàn khu vực ASEAN đã từng bước phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra, chuyển từ xây dựng các biện pháp củng cố lòng tin qua phát triển ngoại giao phòng ngừa đến việc chuẩn bị các công cụ giải quyết tranh chấp khu vực. Diễn đàn khu vực ASEAN thực chất đã chuyển sang cơ chế đối thoại nhiều bên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nó thực sự giữ vai trò to lớn trong quá trình phát triển sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố lòng tin, thúc đẩy việc thiết lập và mở rộng hợp tác nhằm củng cố hoà bình, ổn định trong khu vực.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & Biên tập)