Mục lục bài viết
Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:
1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.
2. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối họp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Luật MInh Khuê phân tích chi tiết quy định pháp luật hiện nay về vấn đề trên như sau:
1. Thế nào là an toàn trong thi công xây dựng công trình?
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 2 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về hướng dẫn quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Theo đó, an toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không gây ra thương tích, tử vong và không làm suy giảm sức khỏe đối với con người; giúp ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. Công trình xây dựng là một sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, và phần dưới mặt nước với phần trên mặt nước. Các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng sẽ bao gồm: nhà thầu thi công xây dựng; chủ đầu tư; bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng công trình; người lao động trên công trường xây dựng. Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là một trong các nội dung trong việc quản lý thi công xây dựng công trình. Các nhà thầu thi công xây dựng sẽ có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người lao động, an toàn cho công trình xây dựng, các tài sản, thiết bị và phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình. Đồng thời phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư cũng phải tổ chức giám sát thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc gia đình chị thi công khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn hay có sự cố gây mất an toàn công trình. Và phải phối hợp với các nhà thầu để xử lý, khắc phục khi xảy ra các sự cố hoặc tai nạn lao động; cũng phải thông báo kịp thời với bên phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi công trình xảy ra sự cố hay thậm chí là tai nạn lao động gây chết người.
Khi thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm xác định được các vùng nguy hiểm trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, Cho công trình xây dựng, cho tài sản, thiết bị và phương tiện trong vùng nguy hiểm của thi công xây dựng công trình. Cũng phải ra soát các biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ và đột suất để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế trong quá trình thi công xây dựng công trình. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu phải có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ sẽ có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm quản lý an toàn lao động đối với doanh nghiệp do mình đảm nhận. Tổ chức ban lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù có nguy cơ cao mất an toàn lao động được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình do tính chất đặc biệt mà không thể tổ chức những công việc khác.
2. An toàn trong thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào?
Thứ nhất là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình:
Theo quy định tại điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có quy định chi tiết về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng. Theo đó nhà thầu thi công xây dựng sẽ tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Và phải có trách nhiệm lập và báo cáo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình; trong đó cần nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng bao gồm: chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kĩ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng; quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng và quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung cụ thể sau đây:
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc và đo đạc các thông số kĩ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kĩ thuật;
- Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu và sản phẩm, cấu kiện và thiết bị được sử dụng cho công trình; kiểm tra các biện pháp thi công;
- Tiến độ thi công xây dựng công trình;
- Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng;
- Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung được quy định của pháp luật; cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao và được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
- Các nội dung cần thiết khác sẽ theo yêu cầu của chủ đầu tư và theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Đồng thời, nhà thầu thi công xây dựng sẽ có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do chính bản thân thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kĩ thuật xây dựng và đắp ứng được các quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động. Cũng phải thực hiện các trách nhiệm của bên giao thầu trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện và thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định của pháp luật và theo quy định của hợp đồng xây dựng. Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra và thử nghiệm vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Thi công xây dựng phải đúng theo hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng và thiết kế xây dựng công trình. Có trách nhiệm kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Phải kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng; hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực chiến thực tế tại công trình. Dừng thi công xây dựng đối với các công việc xây dựng khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc có sự cố xảy ra với công trình và khắc phục các sai sót sự cố này. Dừng thi công khi phát hiện ra có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố mất an toàn lao động và có các biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; phải khắc phục hậu quả tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu phải có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đô thị các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Sử dụng các chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng với mục đích ta quy định; Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định của pháp luật...
Thứ hai, trách nhiệm của chủ đầu tư:
Nhà đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình và các công việc tư vấn xây dựng khác. Có trách nhiệm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng. Đồng thời, bài kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định; thực hiện việc thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Nhà đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội dung được pháp luật quy định; thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan. Bố trí đầy đủ các nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình và quản lý an toàn trong thi công xây dựng. Kiểm tra và chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và các chi tiết hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt. Điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Phải kiểm tra và xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định và khối lượng phát sinh theo quy định của hợp đồng xây dựng. Báo cáo về các biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn và vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hay sự cố gây mất an toàn lao động. Chủ trì và phối hợp với các bên có liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Và phải lập báo cáo gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường:
Người lao động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng khi hoạt động trên công trường phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật: Thực hiện các trách nhiệm của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động; Báo cáo với người có thẩm quyền khi phát hiện ra nguy cơ gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng; Từ chối thực hiện các công việc được sau khi thầy không đảm bảo an toàn lao động và không được cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định; Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn vệ sinh lao động; Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố mất an toàn lao động; Thực hiện các nội dung khác theo quy định pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động.
3. Các biện pháp để đảm bảo an toàn trong việc thi công công trình xây dựng
Xây dựng công trình luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó người lao động hay kể cả người sử dụng lao động cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức để bảo vệ sức khỏe cũng như tài sản của chính bản thân. Dưới đây là một vài biện pháp để đảm bảo an toàn trong việc thi công công trình xây dựng mà Luật Minh Khuê đưa ra:
- Thứ nhất, kiểm tra độ an toàn của các thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng: Trước khi tiến hành vào việc thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu phải kiểm tra các thiết bị máy móc có hoạt động an toàn hay không. Đồng thời các vật liệu xây dựng lựa chọn cũng phải là các vật liệu tốt đảm bảo cho quá trình thi công xây dựng công trình không gặp phải những rủi ro;
- Thứ hai, trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động cũng như là người sử dụng lao động: Trước khi làm việc thì người lao động phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ khi tiến hành bước vào công trình xây dựng. Trong trường hợp những người lao động làm việc ở độ cao thì thiết bị đảm bảo an toàn là thứ rất quan trọng bao gồm: giày bảo hộ, kính mắt, mũ bảo hộ, dây đai, dây an toàn, Đồng phục,... những trang bị bảo hộ này nhằm đảm bảo an toàn cho chính người lao động và tránh ảnh hưởng đến nhà thầu, chủ đầu tư, người sử dụng lao động. Ngoài ra, Đối với những công trình có quy mô to thì có thể sử dụng các máy móc hiện đại có chức năng điều khiển từ xa làm những việc có tính chất nguy hiểm;
- Thứ ba, tuân thủ đúng khoảng cách an toàn: Khi tiến hành bước vào công trình xây dựng thì phải đảm bảo tuân thủ các khoảng cách an toàn trong xây dựng được quy định theo pháp luật. Đặc biệt là không được vi phạm hành lang an toàn lưới điện này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người lao động;
- Thứ tư, Đảm bảo vệ sinh an toàn nơi làm việc: người lao động luôn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ công trình xây dựng.
- Thứ năm, tổ chức các buổi huấn luyện an toàn lao động trong xây dựng cho người lao động.
Trên đây là tư vấn công ty Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý có liên quan đến nội dung trên thì vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!