Mục lục bài viết
1. Phân biệt hình thức cải tạo không giam giữ và án treo
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến về án treo, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Cải tạo không giam giữ là hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù nếu bị phạt không quá 3 năm với điều kiện phải qua một thời gian thử thách.
Về cơ bản chúng ta có thể phân biệt trên các vấn đề sau:
Án treo và cải tạo không giam giữ có hình thức giống nhau là người thụ án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý rất khác nhau.
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá 3 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được. Nhưng cần lưu ý, án treo có kèm theo thời gian thử thách và trong thời gian này, nếu người bị án treo phạm tội mới, tòa án quyết định người bị án phải chấp hành hình phạt tù như đã ghi trong bản án. Ngoài ra, người bị án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Về hình thức cải tạo không giam giữ, được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 3 ngày cải tạo không giam giữ. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Như vậy, án treo và cải tạo không giam giữ có nhiều điểm giống nhau và cũng có nhiều điểm khác nhau, các luật sư, luật gia và các nhà làm luật có thể vận dụng vấn đề này để lựa chọn cách bảo vệ thân chủ của mình sao cho hài hòa và hợp lý nhất.
>> Tham khảo ngay: Điều kiện xét hưởng án treo hướng dẫn mới nhất
2. Đang thụ hưởng án treo lại tiếp tục phạm tội thì hình phạt thế nào?
Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 60 Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định rõ về án treo như sau:
Theo như quy định trên, trong trường hợp của bạn, Tòa án sẽ buộc bạn phải chấp hành hình phạt của bản án về tội hiếp dâm trước đó và tổng hợp với hình phạt của bản án mới đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Theo như quy định trên, đối với các chất ma túy ở thể rắn có trọng lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam thì thuộc quy định tại khoản 2 của Điều luật, trong trường hợp của bạn, hiện đang tàng trữ 0,4 gram, tuy nhiên lại phạm tội có tổ chức thì vẫn thuộc theo quy định tại khoản 2 điều này, khung hình phạt lúc này là 7 năm đến 15 năm tù.
Tuy nhiên, để kết luận hình phạt cụ thể cho bạn thì Tòa án sẽ xác định dựa trên tình hình thực tế như các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, và bản án đối với tội hiếp dâm trước đây Tòa án đã tuyên với bạn là bao nhiêu năm tù. Chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn dựa theo căn cứ của pháp luật. Còn đối với vấn đề bảo lãnh (bảo lĩnh) thì theo quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu người thân của mình thực hiện việc bảo lĩnh, tuy nhiên phải có ít nhất 02 người, và lúc này cơ quan công an, Tòa án sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng đối với tội phạm mà bạn thực hiện để xét xem có được phép bảo lĩnh hay không.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Cách tính thời gian thi hành án tù, án treo, thời gian thử thách?
3. Làm sao để được hưởng án treo?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi số: 1900.6162
Trả lời
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội.
Theo Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP , Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 về án treo như sau:
Dựa trên quy định này, bố bạn sẽ được hưởng án treo nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên!
4. Từng bị án treo có được làm việc cơ quan nhà nước?
Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo Quy định 29/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam quy định về thi hành Điều lệ Đảng.
Ngoài ra, theo quy định Điều 70, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Đương nhiên được xóa án tích:
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 73, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cũng quy định về cách tính thời hạn để xoá án tích:
Cho nên sau khi được xóa án tích và có giấy chứng nhận của tòa án thì được coi như chưa bị kết án và có thể xin làm việc vào cơ quan nhà nước bình thường và nếu đủ điều kiện, họ có thể xin kết nạp Đảng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.