Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi muốn Luật sư giải thích giúp tôi về quyết định hành chính? Quyết định hành chính có khác với quyết định khác không?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Nhận diện quyết định hành chính
Quyết định hành chính là hình thức thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước hoặc chức vụ nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức khác khi được ủy quyền, được ban hành trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật theo trình tự và hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu của quyết định hành chính là nhằm định ra các chính sách; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của quyền hành pháp. Nói cách khác, quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nưốc (hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền) nhằm đưa ra những quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tổ chức.
Theo Từ điển Luật Học: “Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.
Quyết định hành chính của nhà nước Việt Nam chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó và những tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, của chính mình, theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, nhằm đặt ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng; hoặc đặt ra, đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính… hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng; hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, những quan hệ pháp luật khác cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của quyền lực hành chính nhà nước.
Theo đó, quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định. Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
=> Như vậy, ta có thể kết luận quyết định hành chính như sau:
Do quyết định hành chính là nội dung chủ yếu của Luật hành chính nên nó cũng mang các đặc điểm mệnh lệnh – phục tùng, quyền lực chỉ xuất phát từ một phía là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, tức là những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quyết định hành chính bắt buộc phải thực hiện theo nội dung của Quyết định hành chính đó.
Về nội dung của quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí của nhà nước. Quyết định hành chính được ban hành ra nhằm giải quyết các công việc, vấn đề phát sinh trên thực tế mà cần có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước
Về việc ban hành Quyết định hành chính phải đảm bảo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
2. Đặc điểm của quyết định hành chính
Như đã nói ở trên, do quyết định hành chính là nội dung chủ yếu của Luật hành chính nên nó cũng mang các đặc điểm mệnh lệnh – phục tùng, quyền lực chỉ xuất phát từ một phía là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, tức là những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quyết định hành chính bắt buộc phải thực hiện theo nội dung của Quyết định hành chính đó.
Quyết định hành chính cũng là một loại của quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm riêng biệt thì nó còn mang một số đặc điểm chung nhất định, quyết định hành chính có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, quyết định hành chính khác với các loại văn bản thông thường, Quyết định hành chính nói riêng và Quyết định pháp luật nói chung đều mang tính quyền lực nhà nước.
Do vậy, không phải bất cứ cá nhân tổ chức nào cũng được quyền ban hành ra Quyết định hành chính, mà chỉ những cơ quan, cá nhân được nhà nước trao quyền mới được ban hành ra Quyết định trong một số trường hợp nhất định
Tính quyền lực nhà nước ở trong các Quyết định hành chính nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung trong Quyết định trên thực tế, nếu không chấp hành thì sẽ có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Thứ hai, quyết định hành chính còn mang tính chất pháp lý cao. Điều đó thể hiện ở những điểm sau:
- Sự xuất hiện của Quyết định hành chính đã tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, nó có thể đưa ra các biện pháp hoặc chủ trương trong việc quản lý hoạt động hành chính;
- Quyết định hành chính có thể làm xuất hiện quy phạm pháp luật mới, thay đổi hoặc hủy bỏ những quy phạm pháp luật đã tồn tại trước đó;
- Việc ban hành Quyết định hành chính có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt một mối quan hệ pháp luật;
Thứ ba, quyết định hành chính có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản pháp luật như: Luật, là những văn bản dưới Luật... Tức là một Quyết định hành chính được ban hành phải đảm bảo về hình thức, nội dung phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có hiệu lực trước đó.
Thứ tư, về chủ thể ban hành Quyết định hành chính thì khá là đa dạng.
Bao gồm từ những cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều có quyền ban hành các quyết định hành chính tùy thuộc vào thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật
Thứ năm, mục đích và nội dung của Quyết định hành chính thì rất đa dạng, không riêng về một vấn đề nhất định nào đấy. Bởi vì trên thực tế, Quyết định hành chính sẽ có nhiều tên gọi khác như: Nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư…
3. Tính chất của quyết định hành chính
Quyết định hành chính là một loại quyết định nhà nước, vì vậy nó có những tính chất nhất định.
Cụ thể, trước hết, quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính có thẩm quyền, thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước đề ra quyết định.
Thứ hai, có tính pháp lý.
Với những đặc điểm như vậy, quyết định hành chính nhà nước chính là tín hiệu điều khiển, là thông tin quy phạm của các chủ thể qưản lý hành chính Nhà nước, tác động vào khách thể để thực hiện mục đích quản lý có tính hành chính nhà nước.
4. Phân loại quyết định hành chính
Khi giải quyết một nhiệm vụ, dù ở mức độ nào cũng đòi hỏi cơ quan hành chính phải quyết định. Mỗi tác động hành chính thực chất đều xuất phát từ quyết định hành chính, nhằm thực hiện quyết định hành chính. Các quyết định hành chính có khi hên quan đến quá trình hoạch định chủ trương, chính sách hoặc quy phạm pháp luật hành chính, hoặc chỉ hạn chế vào một công việc cụ thể.
Chúng ta có thể phân quyết định hành chính thành những loại như sau:
- Quyết định hành chính hàm chứa nội dung có tính chính sách, như: Chính sách, quy phạm hoặc cá biệt. Quyết định hành chính đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn, làm cơ sở cho việc ra các quyết định quy phạm hoặc quyết định cá biệt, là công cụ định hướng trong thực hiện lãnh đạo của hệ thốhg hành chính nhà nước. Các quyết định chung được ban hành bằng hình thức nghị quyết hoặc quyết định của các cơ quan hoặc chức vụ có thẩm quyền.
- Quyết định hành chính quy phạm trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính, vì đó là những quyết định: đặt ra các quy phạm pháp luật hành chính mối nhằm điều chỉnh đồng bộ, đầy đủ các quan hệ xã hội xuất hiện trong quản lý hành chính nhà nước; cụ thể hóa các quy phạm luật hoặc các văn bản quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên; sửa đổi các quy phạm pháp luật hành chính hiện hành; hoặc bãi bỏ những quy phạm pháp luật hành chính không còn phủ hợp; thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian, không gian và đôì tượng thi hành.
- Quyết định hành chính quy phạm do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành là nền tảng của sự điều chỉnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước, làm căn cứ ban hành các quyết định hành chính cá biệt.
- Quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, cá biệt là loại quyết định rất cần thiết, được các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành nhiều. Đó chính là quyết định áp dụng pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành quyết định cá biệt đó, trong một số trường hợp nó cũng được ban hành trên cơ sở văn bản cá biệt của cơ quan cấp trên.
Trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, ban hành quyết định là phương pháp tổng hợp của việc quản lý hoạt động của các tập thể, cá nhân. Vì vậy, việc ban hành quyết định hành chính nhà nước cần được đảm bảo các yêu cầu tổng hợp: đúng đường lốì chính sách; phù hợp vối pháp luật, đảm bảo pháp chế; đúng thẩm quyền do pháp luật quy định; đảm bảo sự thích hợp, hợp lý với sự phát triển của xã hội, tính khả thi, kịp thời, nhất quán.
5. Sự khác biệt giữa quyết định hành chính và các quyết định khác
Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định. Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
Đương nhiên giữa quyết định hành chính và các quyết định khác sẽ có sự khác nhau rõ rệt ở những tiêu chí nhất định.
- Ví dụ thứ nhất, phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lập pháp như sau:
Đây là hai loại quyết định do các chủ thể thuộc hai hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Việc phân biệt hai loại quyết định này trước tiên là căn cứ vào thủ tục, trình tự ban hành.
- Ví dụ thứ hai, phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp
Đây là hai loại quyết định do hai hệ thống cơ quan khác nhau ban hành. Những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết định cá biệt dưới hình thức là những bản án hoặc quyết định của Tòa án, quyết định của Viện kiểm sát. Tuy nhiên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm song rất hạn chế về chủ thể. Ngoài các quyết định nêu trên, các cơ quan tư pháp còn ra các quyết định hành chính để giải quyết công việc nội bộ hoặc thực hiện một số quyền quản lý hành chính được pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục xây dựng ban hành hai loại quyết định này cũng khác nhau. Quyết định của cơ quan tư pháp phải tiến hành các thủ tục theo quy định của Luật tố tụng
Trân trọng!