Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến kỳ trả tiền. Hình thức văn tự thông thường của sự bảo lãnh được ghi bằng chữ “bảo lãnh” và người bảo lãnh ký tên
1. Quy định về bảo lãnh hối phiếu
Việc bảo lãnh có thể bằng cách ký vào hối phiếu hoặc ở mặt trước (chỉ ký không) hoặc ở mặt sau (để không nhầm với việc ký chuyển nhượng, cần ghi thêm mấy chữ; "để bảo lãnh”Nếu việc bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh, thì coi như bảo lãnh cho người phát phiếu
Bảo lãnh hối phiếu là việc người thứ ba cam kết với người nhận bảo lãnh thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên hối phiếu nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ
Hình thức bảo lãnh hối phiếu
Về hình thức, bảo lãnh hối phiếu được thực hiện bằng cách:
- Người bảo lãnh ghi lên mặt trước hay mặt sau hối phiếu cụm từ "bảo lãnh", số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ kí của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu.
- Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người kí phát.
- Ngoài hình thức bảo lãnh trên, một số nước còn dùng hình thức bảo lãnh bằng một văn thư riêng, gọi là bảo lãnh bảo mật. Sở dĩ có hình thức này là do người được bảo lãnh không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức phải có sự bảo lãnh.
- Người bị kí phát hay người kí phát không được kí tên với tư cách là người bảo lãnh, nếu có kí thì cũng vô giá trị.
Để bảo lãnh thực sự có giá trị, thì người bảo lãnh thường là một ngân hàng có uy tín. Người bảo lãnh bị ràng buộc trách nhiệm giống như người được anh ta bảo lãnh.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lí tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người kí phát, người chấp nhận thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.
Hệ qủa của việc bảo lãnh.
Người bảo lãnh là liên đới trách nhiệm với người được bảo lãnh cho nên ai kiện người được bảo lãnh cũng có thể (nếu muốn) kiện cả người bảo lãnh.
Người bảo lãnh ở trong cùng tình trạng với người được bảo lãnh nên có thể nại ra đối với người mang hối phiếu các lý lẽ phản kháng mà chính người bảo lãnh cũng có thể nêu ra chống người mang hối phiếu.
Khí người bảo lãnh đã trả tiền thì người đó cũng có thể kiện lại cũng như người được bảo lãnh, nếu chính người này trả tiền
2. Quy định về việc trả tiền hối phiếu
2.1. Đưa phiếu đến người thụ phiếu.
Người cầm phiếu phải đưa đến người thụ phiếu để đổi trả tiền trong thời gian bắt buộc hoặc ngày hẹn phải trả hoặc một trong 2 ngày sau đó.
Đối với các hối phiếu phải trả khi xuất trình, người cầm phiếu có thể mang đến ngay để đòi trả tiền, nhưng dù sao người đó phải đòi trong hạn 1 năm kể từ ngày phát hành phiếu.
2.2. Việc người thụ phiếu trả tiền.
Người thụ phiếu trả xong là hết trách nhiệm.
Tuy nhiên, muốn cho việc trả tiền hợp pháp và làm cho người thụ phiếu hết trách nhiệm, thì người này phải nắm chắc người cầm phiếu đúng là người đã được chuyển nhượng phiếu theo các điều ghi trên phiếu, và người đã ký chuyển nhượng là người chuyển nhượng hợp thức, v.v...Nhưng đây chỉ là việc kiểm tra vật chất; người đó không phải kiểm tra xem các chữ ký có đúng không hay là giả mạo. Người thu phiếu được suy đoán là đã trả tiền với lòng ngay thẳng.
Ngược lại, nếu người thụ phiếu đã trả trước và nếu sau đó người ấy nhận thấy đã trả cho một người không được chuyển nhượng một cách hợp thức, thì anh ta phải chứng minh là đã làm mọi việc kiểm tra cần thiết
Người cầm phiếu không được từ chối nếu chỉ được trả một phần. Và tất nhiên người thụ phiếu chỉ khỏi phải chịu trách nhiệm đến khi trả xong hẳn. .
2.3. Người thụ phiếu từ chối không chịu trả.
Về nguyên tắc, người cầm phiếu không thể cho gia hạn thêm trong việc trả , trừ trường hợp bất khả kháng
Người cầm phiếu không được trả tiền phải lập chứng thư chứng nhận việc không được thanh toán vào một trong hai ngày làm việc saụ ngày đến kỳ hạn trả, trừ phi phiếu có ghi câu "trả lại không chịu phí tổn" hoặc trường hợp người thụ phiếu mất khả năng thanh toán
Ngoài ra, chứng thư này phải thông báo cho những người đã ký biết bằng các thông báo lần lượt từ người được chuyển nhượng đến người ký chuyển nhượng; nhân viên chấp hành của tòa án phải báo cho người phát phiếu biết và gửi một bản sao đến lục sự Tòa án thương mại.
a) Quyền lợi của người cầm phiếu năng động tức là người cầm phiếu đã đến đòi tiền đúng kỳ hạn trả và lập chứng thư chứng nhận.
- Người đó có thể đòi từng người ký trong phiếu.
- Đặc biệt, người đó có thể kiện người thụ phiếu mà không cần chờ đến khi không trả được, nếu có trường hợp đã lập một chứng thư chứng nhận việc từ chối không chấp nhận, hay trường hợp người thụ phiếu đã được công nhận là phá sản, hoặc người thụ phiếu một hối phiếu không thể chấp nhận đã bị công nhận là phá sản.
Việc kiện đó cho phép người cầm phiếu được đòi không những số tiền ghi trong phiếu, mà còn cả phí tổn lập chứng thư chứng nhận và các tiền lãi theo luật định.
- Nếu người đã ký phiếu bị người cầm phiếu đến đòi tiền không tự nguyện thanh toán, thì người cầm phiếu có thể kiện người đó cùng với người thụ phiếu trước Tòa án thương mại theo thủ tục phát án lệnh trả tiền
- Ngoài ra, người cầm phiếu còn có thể đề nghị Tòa án thương mại cho phép được tạm gửi để bảo quản đồ đạc động sản của các người đã ký phiếu.
b) Tình trạng người cầm phiếu thiếu khẩn trương.
Người này mất quyền đi kiện các người ký phiêu, nhưng vẫn còn có thể kiện người phát phiếu đã không có dự phòng và người thụ phiếu đã chấp nhận phiếu.
Ngoài ra, người cầm phiếu thiếu khẩn trương còn được khoản nợ của người đã chuyển nhượng, hoặc người phát phiếu đã giao cho mình, và anh ta có thể đòi nợ đó theo luật thông thường.
c) Thời hiệu.
Các việc kiện về hối phiếu có thời hiệu ngắn hạn là:
-3 năm tính từ kỳ hạn trả hối phiếu nếu là kiện người thụ phiếu đã nhận phiếu.
-1 năm, kể từ ngày có chứng thư chứng nhận việc không trả, nếu người cầm phiếu kiện các người chuyển nhượng và người phát phiếu.
- 6 tháng, kể từ ngày người chuyển nhượng đã trả tiền hoặc "bị kiện phải trả, nếu người đó kiện người chuyển nhượng khác và người phát phiếu.
Hối phiếu thanh toán bằng băng từ.
Đây là một phương pháp mới để chi trả các món nợ thương mại do các cơ quan ngân hàng nghĩ ra để cho các hối phiếu làm theo luật hiện hành thích ứng với các phương pháp xử lý hiện đại.
Hình thức mới này tranh việc lưu thông và thao tác các phiếu; ngân hàng giữ bản chính hối phiếu, coi tất cả các điều ghi trong phiếu đều chuyển đi bằng băng từ.
Hệ thống đó tóm tắt như sau:
- Người phát phiếu ghi trên phiếu các đặc điểm có mã số của người thụ phiếu, và giao phiếu cho Ngân hàng;
- Ngân hàng của người phát phiếu chuyển các điều đã ghi trên một băng từ và giữ lại bản chính phiếu;
- Tất cả các hối phiếu thanh toán bằng băng từ và cùng một kỳ hạn trả đều tập họp lại để 8 ngày trước kỳ hạn đó sẽ đưa vào máy tính bù trả;
- Máy tính báo cho ngân hàng phái trạ tiền bằng băng từ;
- Các ngân hàng được chỉ định phải trả tiền lập cho mỗi con nợ một bản sao kê có mô tả cho mỗi hối phiếu;
- Nhận được bản sao kê đó, người thụ phiếu chấp nhận hoặc từ chối không chấp nhận.
Tất cả các phiếu đó đều ghi không có chứng thư chứng nhận.
3. Quy định về chuyển nhượng hối phiếu
Trong trường hợp thanh toán trả chậm (nhờ thu D/A hoặc LC trả chậm), người xuất khẩu muốn nhận được tiền nhanh mà họ không cần đợi người NK trả tiền hoặc ngân hàng Mở trả tiền nên họ sẽ chuyển nhượng/bán lại hối phiếu này cho một bên khác để lấy tiền sớm (bên khác đó thường không phải là ngân hàng của người xuất khẩu).
Hối phiếu được chuyển nhượng phải là hối phiếu đã được ký chấp nhận .Không được chuyển nhượng hối phiếu quá hạn (quá 1 năm kể từ ngày ký phát), hối phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc hối phiếu đã bị từ chối thanh toán.
Nếu trên tờ hối phiếu ghi là: “Cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”, hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương đương thì không được chuyển nhượng hối phiếu.
Chuyển nhượng là chuyển nhượng toàn phần. Có nghĩa là nếu người xuất khẩu chuyển nhượng một phần giá trị của của hối phiếu thì việc chuyển nhượng đó không có giá trị pháp lý.
Trong một lần chuyển nhượng, người xuất khẩu chỉ được chuyển nhượng cho một người. Tức là người xuất khẩu không được phân nhỏ giá trị của Hối phiếu ra và chuyển nhượng cho hai hay nhiều người. Nếu làm sai, việc chuyển nhượng không có giá trị pháp lý.
Những người chuyển nhượng sau đó, có thể chuyển nhượng lại hối phiếu này một lần, hay nhiều lần nữa tuỳ thuộc và hình thức chuyển nhượng.
Các hình thức chuyển nhượng hối phiếu
- Chuyển nhượng bằng cách trao tay bằng Chuyển giao
Nếu hối phiếu là vô danh hoặc hối phiếu được ký hậu để trống, không ghi ai là người thụ hưởng, lúc này nó được xem như một món hàng. Người thụ hưởng có thể trao tay, mua đi bán lại thoải mái (chức năng của hối phiếu là một phương tiện thanh toán/phương tiện lưu thông)
Trong trường hợp này, nếu người được chuyển nhượng tự điền tên mình vào (được phép làm vậy) thì Hối phiểu trở thành Đích danh, muốn chuyển nhượng tiếp thì không thể làm bằng cách trao tay mà phải ký hậu đàng hoàng, đầy đủ.
- Chuyển nhượng bằng cách ký hậu (Endorsement)
Người viết thường gọi là có 3 cách và 2 kiểu chuyển nhượng:
- 3 cách như sau
Ký hậu để trống: Người ký hậu khi ký hậu không ghi tên của người được chuyển nhượng.Hối phiếu này, sau đó, có thể chuyển nhượng trao tay.
Ký hậu theo lệnh : Người ký hậu ghi “Trả theo lệnh của người nhận chuyển nhượng”. Hối phiếu này có thể tiếp tục được chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu.
Ký hậu hạn chế hay kí hậu đích danh Người ký hậu ghi đích danh tên người nhận được chuyển nhượng.Hối phiếu này sau đó trở thành hối phiếu đích danh và không thể tiếp tục chuyển nhượng bằng cách trao tay hay ký hậu.
- 2 kiểu như sau
Ký hậu có truy đòi (B/E with recourse to endorser): Nếu trên Hối phiếu không ghi gì khác, thì khi người được chuyển nhượng bị từ chối thanh toán (một phần hay toàn phần) giá trị hối phiếu đã được ký chấp nhận, thì người chuyển nhượng phải trả số tiền đó cho người được chuyển nhượng. Gọi là chuyển nhượng có truy đòi.
Ký hậu miễn truy đòi (B/E without recourse to endorser): Ngược với ký hậu có truy đòi, người chuyển nhượng có thể dùng kiểu chuyển nhượng miễn truy đòi để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng khi đó, họ khó chuyển nhượng B/E này do người được chuyển nhượng quá rủi ro.
Đồng thời, người chuyển nhượng (A) được quyền không cho người được chuyển nhượng (B) chuyển nhượng lại Hối phiếu này cho ai (C) nữa hết. Nếu (B) nhất quyết muốn chuyển nhượng lại cho (C), trong trường hợp hối phiếu này không được thanh toán thì (C) được quyền đòi tiền (B) nhưng (B) không được đòi tiền (A) vì (A) đã ký hậu miễn truy đòi và báo trước với (B) về việc không được tiếp tục chuyển nhượng hối phiếu. Rất rủi ro cho (C) nên (C) cần xem kỹ tính pháp lý của Hối phiếu này.
Nghĩa vụ liên đới của các người đã ký.
Tất cả các người đã ký hối phiếu đều chịu liên đới trách nhiệm với người cầm phiếu.
Người cầm phiếu, nếu không được người thụ phiếu trả tiền hoặc người đó khộng chấp nhận, thì có quyền đòi bất cứ người nào trong các người đã ký phải trả toàn bộ số tiền ghi trên phiếu cho mình, tức là người đã ký chuyển nhượng cho mình, người chuyển nhượng trước, và lên đến ngừơi phát phiếu.
Tuy nhiên, người ký chuyển nhượng có thể không đảm bảo việc trả tiền, nếu đã ghi vào phiếu câu: "không đảm bảo".
Ngoài ra, người nào đã ký đã trả tiền hối phiếu cho người cầm phiếu đòi mình thì có thể kiện lại bất cứ người nào trong số người đã ký trước
- Việc không thể kháng nghị
Những người đã bị kiện trong một vụ về hối phiếu, thì không thể nại ra với người cam phiếu các diều kháng nghị căn cứ vào quan hệ cá nhân với người phát phiếu hay với các người cầm phiếu trước trừ phi người cầm phiếu khi được phiếu đã hành động hữu ý để làm thiệt hại cho người mắc nợ Điều khoản này của Bộ luật thương mại có các hệ qủa sau đây:
- Một người đã ký, dù là người thụ phiếu, người phát phiếu hay một người ký chuyển nhượng, có thể hại ra các quan hệ cá nhân đối với người cầm phiếu đến đòi tiền mình.
Ví dụ: Người cầm phiếu đòi một người đã ký chuyển nhượng phải trả số tiền ghi trong một hối phiếu, ví dụ 500 phrăng, nhưng chính người cani phiếu lại nợ người chuyển nhượng số tiền tương đương bằng tiền mặt và đã đến hạn phải trả, thì người ký chuyển nhượng có thể đòi người cầm phiếu bù trả số tiền đó.
- Ngược lại, người ký không thể nại ra với người cầm phiếu việc mình có quan hệ cá nhân với người phát phiếu, hay với người cầm phiếu trước.
Vì vậy, một người ký chuyển nhượng bị đòi. tiền ' 500 phrăng không thể nại ra đối với người cầm phiếu rằng mình cũng là chủ nợ của người phát phiếu một số tiền như vậy.
- Nhưng người ký bị đòi tiền có thể nại các cớ liên quan đến chính hối phiếu: ví dụ người ấy đã ký và không thực sự đồng ý (do nhầm lẫn cơ bản hay bị bạo lực nên bắt buộc phải. đồng ý), hay là chữ ký của họ bị hạn chế về giá trị; hoặc đã có sự sửa đổi sau về nội dụng của hối phiếu (ví dụ tăng thêm số tiền).
- Người ký cũng có thể từ chối không trả tiền nếu chứng minh được rằng khi nhận phiếu, người cầm phiếu đã biết là người đó gây thiệt hại cho người ký, ví dụ không cho người ký được viện cố gì đối với người chuyển nhượng.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài.
Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!