Mục lục bài viết
- 1.Khái niệm bảo lưu trật tự công cộng là gì ?
- 2.Nguyên nhân và hệ quả pháp lí của việc áp dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng.
- 3. Hệ quả của việc áp dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng.
- 4.Ý nghĩa của bảo lưu trật tự công cộng
- 5.Pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế
1.Khái niệm bảo lưu trật tự công cộng là gì ?
Bảo lưu trật tự công cộng là việc các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không áp dụng luật nước ngoài khi vận dụng và thực hiện các quy phạm xung đột nếu việc áp dụng đó chống lại trật tự công cộng của nước mình.
Việc bảo lưu trật tự công cộng sẽ làm cho hiệu lực của quy phạm xung đột khi dẫn chiếu tới luật nước ngoài cần áp dụng bị hạn chế. Điều đó có nghĩa là khi áp dụng bảo lưu trật tự công cộng thì luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ không áp dụng, nếu việc áp dụng đó chống lại trật tự công cộng của nước mình. Vậy “trật tự công” là gì?
Trước hết cần khẳng định “trật tự công” ( public policy hoặc public ordre ) là một thuật ngữ pháp lí trừu tượng và rất phức tạp, tuy nhiên nó được sử dụng trong hệ thống pháp luật ở nhiều quốc gia. Có thể hiểu trật tự công là “ tổng thể các nguyên tắc thành văn hoặc bất thành văn trong một trật tự pháp lí, được coi là các nguyên tắc mang tính nền tảng mà các chủ thể không thể vi phạm hoặc có thỏa thuận khác, các quy phạm này có tính chất loại trừ cả pháp luật nước ngoài cũng như các văn bản có tính chất pháp lý của cơ quan công quyền nước khác”.
Việc áp dụng quy tắc “ bảo lưu trật tự công cộng” là một biện pháp bảo vệ nền tảng của chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nếu nguyên tắc này được quy định không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ở Việt Nam, bảo lưu trật tự công cộng được ghi nhận ở Khoản 4 Điều 759 “Bộ luật dân sự 2015”
Như vậy, trật tự công được pháp luật Việt Nam thừa nhận là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, ghi nhận trong hiến pháp, ngoài ra còn được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật khác, ví dụ trong Điều 101 Luật HNGĐ hay trong một số điều ước mà Việt Nam tham hoặc gia kí kết như Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam- Liên Bang Nga năm 1998… Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng chỉ áp dụng đối với những quy định liên quan trái với trật tự công mà không phải là phủ nhận toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài.
2.Nguyên nhân và hệ quả pháp lí của việc áp dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng.
– Nguyên nhân chính đặt ra vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế đó là việc sử dụng quy phạm xung đột và nội dung pháp luật các nước có quy định khác nhau về cùng một vấn đề hay chính xác là việc bảo vệ trật tự công ở mỗi quốc gia là khác nhau.
Tư pháp quốc tế điều chỉnh những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, dẫn đến việc có thể sử dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc. khi đó, thông qua những quy phạm xung đột sẽ dẫn chiếu tới những hệ thuộc luật nội dung để điều chỉnh vụ việc. quy phạm xung đột chỉ dựa trên tính chất của quan hệ pháp lý phát sinh để lựa chọn hệ thống pháp luật phù hợp điều chỉnh quan hệ pháp luật tư pháp quốc tế, đưa ra những nguyên tắc chung để chọn luật áp dụng giưa những hệ thống pháp luật liên quan mà không trực tiếp quy định cách giải quyết vụ việc. vì vậy, việc lựa chọn này hoàn toàn khách quan, mang tính chất dẫn chiếu và điều chỉnh gián tiếp. dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền khi được dẫn chiễu áp dụng luật nước ngoài, hoặc các nguồn luật quốc tế nhưng lại không lường trước được nội dung của quy định đó. Trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định trái với trật tự công của quốc gia mình thì khi đó phải “ bảo lưu trật tự công cộng”.
Thực tiễn cho thấy rằng, các cơ quan có thẩm quyền của tất cả các nước vẫn thường áp dụng pháp luật của các nước khác để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố" nước ngoài theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột mà không cần biết pháp luật nước ngoài có trái hay đối lập về bản chất với pháp luật nưốc mình hay không. Việc gạt bỏ áp dụng pháp luật nưốc ngoài vì lý do bảo lưu trật tự công cộng hãn hữu mối xảy ra.
Gạt bỏ việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng không phải vì bản thân hành vĩ áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình như một số ngưồi quan niệm và như quy định về dân sự và hôn nhân - gia đình hiện hành của ta, mà chỉ là vì hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái vởi những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và của pháp luật nước mình. Khi các cơ quan có thẩm quyền hay các đương sự căn cứ vào quy phạm xung đột của nước mình hay quy phạm xung đột mà nhà -nước mình ký kết hoặc tham gia để chọn pháp luật áp dụng, nếu quy phạm xung đột chỉ dẫn áp dụng pháp luật nước ngoài, thì bản thân việc áp dụng pháp luật nưốc ngoài hay hành vi áp dụng pháp luật nưốc ngoài là việc hay hành vi hoàn toàn hợp pháp, không có vấn đề trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hay của chế độ xã hội của nước mình. Song nếu xét thấy hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái vối các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hay của chế độ xã hội của nưổc mình, thì phải chấm dứt ngay việc áp dụng đó. Pháp luật của chúng ta nên khẳng định quan điểm này.
3. Hệ quả của việc áp dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng.
+ Hiệu lực của quy phạm xung đột sẽ bị triệt tiêu.
Quy phạm xung đột dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật nước ngoài, nhưng luật nước ngoài không được áp dụng bởi nó trái với trật tự công thì việc dẫn chiếu đó là vô nghĩa, hay chính là việc chọn một hệ thống pháp luật không áp dụng được trên thực tế. điều đó làm quy phạm xung đột mất hiệu lực. Ví dụ việc áp dụng quy phạm xung đột tại đoạn 1 khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam mà dẫn chiếu tới luật quốc tịch của các nước hồi giáo, pháp luật của họ quy định cho phép chế độ đa thê, thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng pháp luật nước hồi giáo đó vì nó vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng của pháp luật Việt Nam, như vậy thì quy phạm xung đột tại khoản 1 điều 103 không có hiệu lực trong trường hợp này.
+ Hệ quả tích cực Hệ quả tích cực của bảo lưu trật tự công là cơ quan tài phán sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài lẽ ra phải được áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà áp dụng nội luật của mình trong tình huống pháp lý cụ thể. Nói cách khác là trong trường hợp xét thấy cần bảo vệ trật tự công quốc gia thì sẽ áp dụng ngay pháp luật của quốc gia (áp dụng pháp luật Việt Nam) để giải quyết mà không cần thông qua quy phạm xung đột.Điều này đã được quy định trong một số văn bản và theo Điều 5, Kkhoản 2, NĐ số 60/ CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 nêu trên:
“Trong trường hợp việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các quy định tại các điều từ Đ 2 đến Đ 11 của BLDS Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam”.
Theo Đ 5, Pháp lệnh ngày 15 tháng 12 năm 1993 về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài:
“Nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc gây phương hại đến chủ quyền, an ninh của Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam”.
Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài quy định công nhận hôn nhân đa thê.
+ Hệ quả tiêu cực
Đây là trường hợp pháp luật nước ngoài có thể áp dụng nhưng hậu quả của việc áp dụng đó ảnh hưởng đến trật tự công quốc gia. Ví dụ việc tòa án phải công nhận hiệu lực của một bản án hay quyết định do tòa án hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết hoàn toàn theo pháp luật nước ngoài.
Ví dụ: Điều 356 khoản 6 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu:
‘’…việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
4.Ý nghĩa của bảo lưu trật tự công cộng
Ý nghĩa của bảo lưu trật tự công là cơ quan tài phán sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài lẽ ra phải được áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà áp dụng nội luật của mình trong tình huống pháp lý cụ thể. Nói cách khác là trong truờng hợp xét thấy cần bảo vệ trật tự công quốc gia thì sẽ áp dụng ngay pháp luật của quốc gia để giải quyết mà không cần thông qua quy phạm xung đột. Thông thường trong trường hợp này sẽ áp dụng các quy phạm mệnh lệnh của quốc gia.
Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài quy định công nhận hôn nhân đa thê hoặc pháp luật nước ngoài không có quy định xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một thương nhân khi sử dụng nhãn hiệu rượu Champagne cho sản phẩm nước mắm để bán trên thị trường…
5.Pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế
Hiện nay, vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế ở
Việt Nam được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tuy nhiên, điển hình là tại một số văn bản sau:
- Bộ luật dân sự 2005: Theo Điều 759 khoản 3, 4 Bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế trong tư pháp quốc tế quy định về việc pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng trong trường hợp: Thứ nhất, “việc áp dụng” không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; Thứ hai, “hậu quả của việc áp dụng” không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; Thứ ba, các bên có thỏa thuận và sự thỏa thuận đó cũng không được trái với quy định của Bộ luật dân sự và văn bản pháp luật khác.
Tập quán quốc tế được áp dụng khi: Bộ luật dân sự và các văn bản khác của nước ta hay các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, hợp đồng dân sự giữa các bên không có quy định về vấn đề đó và “việc áp dụng” hoặc “hậu quả của việc áp dụng” không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Do vậy, nếu trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật nước ngoài hay tập quán quốc tế sẽ không được áp dụng trong mọi trường hợp.
- Luật Thương mại 2005: Tại Điều 5, khoản 2 Luật Thương mại 2005 quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thuơng mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thuơng mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Pháp luật nước ngoài hay tập quán thương mại quốc tế được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Các bên có thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài;
- Pháp luật nước được chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tê chỉ dành cho trường hợp các bên trong giao dịch có thỏa thuận áp dụng luật đó.
Cũng giống như quy định tại Bộ luật dân sự, pháp luật nước ngoài cũng sẽ không được áp dụng khi nó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Luật Đầu tư 2005: Điều 5 khoản 4 Luật đầu tư năm 2005: “Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Theo quy định trên, pháp luật nước ngoài, tập quán đầu tư quốc tế được áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài khi thỏa mãn các điều kiện:
- Pháp luật Việt Nam chưa có quy định;
- Các bên trong hợp đồng thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài;
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Nếu trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì đương nhiên pháp luật nước đó hay tập quán đó sẽ không được áp dụng trong giao dịch.
- Luật các tổ chức tín dụng 2010: Điều 3 khoản 2 Luật các tổ chức tín dụng 1997 ghi nhận: “Các bên tham gia hoạt động ngân hàng có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kế thừa tư tưởng đó, tại Điều 4 khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày1/1/2011 cũng nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành; b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam”.
Theo quy định trên thì tập quán thương mại không được áp dụng khi nó trái với pháp luật Việt Nam. Như phần đầu đã phân tích, việc quy định chung chung “không trái với pháp luật Việt Nam là không còn phù hợp nữa và nên chăng phải quy định lại là “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” để phù hợp với tinh thần của các văn bản khác.
- Bộ luật hàng hải 2005: Tại Điều 4, khoản 3 Bộ luật hàng hải 2005 quy định: “trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thoả thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, đối với các quan hệ liên quan đến hoạt động hàng hải, bất kể có yếu tố nước ngoài hay không thì đều có thể áp dụng pháp luật nước ngoài. Việc áp dụng này được thực hiện trong hai trường hợp là: Thứ nhất, do Bộ luật hàng hải quy định; Thứ hai, do có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “có thể” mang tính chất chỉ là khả năng áp dụng, có thể sẽ không được áp dụng. Trong khi đó luật nước ngoài sẽ được áp dụng trong mọi trường hợp khi “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Do vậy, phải khẳng định là áp dụng, chứ không phải là “có thể”. Và giống như các trường hợp khác, nếu pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì nó cũng không được áp dụng.
- Luật Hôn nhân- gia đình 2000: Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: “Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật này.”. Như vậy, pháp luật nước ngoài được áp dụng trong hai trường hợp là:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản luật khác của Việt Nam có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài; Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định áp dụng pháp luật nước ngoài. Đương nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng khi nó không trái với các quy định trong Luật hôn nhân- gia đình năm 2000. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản trong trường hợp này được quy định ngay tại Điều 2 của Luật hôn nhân gia đình.
Quy định rõ ràng như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, cũng như cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật. Việc không quy định giống các văn bản khác như trong bài viết đã phân tích, tức Luật hôn nhân – gia đình năm 2000 không sử dụng thuật ngữ “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” mà sử dụng một thuật ngữ có tính chất cụ thể hơn là “không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật này” không hề có sự mâu thuẫn, vì Luật hôn nhân- gia đình được ban hành trên cơ sở có sự phù hợp với thực tiễn và các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Đây chỉ là sự cụ thể hóa các nguyên tắc đó cho phù hợp với đặc thù của các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Luât Minh Khuê biên tập