Mục lục bài viết
1. Bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về tuổi, sức khỏe của người lái xe:
"1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe."
Như vậy, đối với loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự thì độ tuổi đủ điều kiện là phải đủ 18 tuổi. Theo thông tin bạn cung cấp, cháu của bạn còn 01 tháng nữa mới đủ 18 tuổi, chính vì vậy, cháu bạn hiện nay vẫn chưa đủ điều kiện để đi thi bằng lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
>> Xem thêm: 17 tuổi có được thi bằng lái xe máy hay không?
2. Hướng dẫn quy định về độ tuổi thi bằng lái xe máy ?
Luật sư tư vấn:
Điều 16, Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:
"Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
..."
Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi lái xe như sau:
"1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam."
Đối chiếu với các quy định trên, bằng lái xe máy hàng A1 chỉ được cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên. Xét trường hợp của bạn, bạn phải đáp ứng điều kiện "đủ 18 tuổi". Như vậy, bạn phải đợi tới ngày 20/5/2019 thì mới đủ điều kiện về tuổi để thi giấy phép lái xe.
3. Thủ tục, điều kiện thi bằng lái xe A2 được quy định như thế nào?
>> Luật sư tư vấn điều kiện cấp bằng lái xe máy, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn
Hiện nay vấn đề đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó người 18 tuổi trở lên (không cần phải thuộc diện công an, quân đội, thanh tra giao thông, quản lý thị trường, kiểm lâm, sát hạch viên, vận động viên môtô, không cần đứng tên giấy đăng ký xe mô tô trên 175 cm3) đều được phép tham gia thi và cấp bằng lái xe mô tô hạng A2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
1. Hồ sơ đăng ký dự thi:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A2
- Giấy chứng nhận sức khỏe (do BVĐK cấp quận, huyện trở lên cấp trong vòng 6 tháng).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài). (ngày thi mang theo giấy gốc)
- 03 ảnh màu 3×4 cm (chụp không quá 6 tháng gồm 1 ảnh dán vào Đơn và 02 ảnh để nộp tại sở GTVT) và 2 bản photo CMND (hoặc hộ chiếu) không cần công chứng.
- Đối với người đã có giấy phép lái xe bằng chất liệu thẻ nhựa PET thì cần nộp thêm bản photo bằng lái trong ngày thi sát hạch.
2. Về trình tự, thủ tục:
Bước 1. Nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thi lấy bằng A2. Nơi tiếp nhận hồ sơ là các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe thuộc sở Giao thông vận tải của địa phương. Bạn đóng lệ phí thi và lấy bằng A2. Sau khi đăng ký xong, nơi tiếp nhận hồ sơ phát tài liệu hướng dẫn, thông báo thời gian học lý thuyết, cung cấp phần mềm để ôn luyện. Có thể khám sức khỏe tại nơi nhận hồ sơ (tùy địa phương). Lệ phí khám sức khỏe không quá 100.000 đồng.
Bước 2. Thi sát hạch lý thuyết và thực hành
Đối với phần thi lý thuyết trong phòng máy tính bằng phần mềm sát hạch lý thuyết cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A2 gồm 20 câu (trong đó có 9 câu về khái niệm và quy tắc giao thông (01 câu hỏi về khái niệm, 07 câu hỏi về quy tắc, 01 câu hỏi về tốc độ) , 1 câu về văn hóa và đạo đức người lái xe, 05 câu hỏi về hệ thống biển báo, 05 câu hỏi về giải các thế sa hình) lấy ngẫu nhiên lấy từ Bộ 365 câu hỏi dùng cho sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A2 (gồm 145 câu khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ, 25 câu văn hóa, đạo đức nghề nghiệp người lái xe, 100 câu hệ thống biển báo hiệu đường bộ, 95 câu giải các thế sa hình); thời gian làm bài là 15 phút; mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời đúng từ 18/20 câu trở lên thì đạt. (Nếu đã có bằng A1 vẫn phải thi lý thuyết, có bằng B trở lên thì khỏi cần)
Đối với phần thi thực hành gồm 04 bài sát hạch:
- Bài sát hạch số 1: Đi qua hình số 8 (độ rộng của đường thi 0.9m)
- Bài sát hạch số 2: Đi qua vạch đường thẳng
- Bài sát hạch số 3: Đi qua đường có vạch cản (độ rộng của đường 3m, vạch cản 1,5m)
- Bài sát hạch số 4: Đi qua đường gồ ghề (9 đường gồ cách nhau 1,5m, tổng đường thi 15m)
3. Các mức lệ phí liên quan đến cấp bằng A2
- Học phí thi bằng lái xe A2 (chi phí đào tạo lý thuyết, thực hành lái xe): 1.050.000 đồng
- Lệ phí thi: 125.000 đồng
- Lệ phí sát hạch lý thuyết và thực hành (Sở GTVT): 90.000 đồng
- Lệ phí cấp bằng lái thẻ nhựa PET (Sở GTVT) : 135.000 đồng
- Lệ phí khám sức khỏe: 75.000 đồng
- Lệ phí chụp ảnh thẻ 3×4: 30.000 đồng
- Sách 365 câu hỏi lý thuyết + đĩa CD phần mềm ôn thi: 45.000 đồng
Lưu ý:
- Không có bằng lái hạng A1 vẫn được đăng kí thi bằng lái hạng A2.
- Nếu muốn ghép bằng A2 mới với bằng hạng A1, B1, B2 (mẫu cũ) thì khi nộp hồ sơ A2 ghi thêm mục "đã có giấy phép lái xe số YYY" và nộp kèm hồ sơ gốc, bản photo của bằng cũ để Sở GTVT ghép chung vào bằng A2
- Theo Quy định của Tổng cục đường bộ thì trường hợp có bằng lái xe các hạng lớn hơn thì sẽ được miễn thi lý thuyết của hạng bằng nhỏ hơn. Tuy nhiên, quy định của Bộ GTVT nếu có bằng B2 chỉ miễn thi lý thuyết cho hạng A1.
4. Xử lý hành vi lừa thi bằng lái xe để chiếm đoạt tiền ?
Tụi em 3 đứa đã đóng tiền cho thầy tạm ứng trước 3.000.000/ người , đến ngày 24.01.2016 thầy hẹn tụi em tới trường học nhưng thầy không tới, em đã vào trường hỏi bác bảo vệ nói ở trường có nhiều thầy tên Bình lắm nên bác không biết ông đó là ai? và em tình cờ hỏi 1 thầy dạy ở trường đó thầy nói thầy Bình đã nghỉ dạy ở đây và coi chừng mất tiền.
Em cũng hoang mang lo sợ lắm , em không biết sao, tới hơn nửa tiếng sau thầy gọi lại và bảo tụi em xuống ngã 4 Bà Lát, Bình Chánh để học tiết kiệm thời gian thầy chạy lên. Khi gặp thầy em cũng hỏi rõ vấn đề nhưng thầy khẳng định và hứa tuần tới 31.01.2016 thầy sẽ tới trường dạy tụi em. Nhưng khi đến ngày 31.01.2016 thầy không hề tới và điện thoại cũng không bắt máy. Như vậy tụi em có thể làm cách nào để lấy lại được số tiền trên và có kiện được không thưa luật sư? Khi đóng tiền cả nhóm cùng gặp thầy để đóng và yêu cầu thầy ghi biên lai nhưng thầy nói là quen biết và bạn đồng nghiệp cũng đã học rùi, với lại số tiền nhỏ quá không lẽ thầy gạt tụi em, nhưng hiện tại điện thoại không được và nhắn tin không thấy trả lời. Em chỉ có số điện thoại , số xe thầy đó và hình ảnh em thấy được trên viber ?
Mong luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về hành vi lừa đảo trên mạng:1900.6162
Trả lời:
Theo như nội dung tình huống bạn đưa ra thì trong trường hợp này có hai hướng xử lý.
Thứ nhất nếu các bạn có bằng chứng chứng minh thầy Bình ngay từ đầu khi nhận tiền của các bạn với thỏa thuận là dạy học cho các bạn để thi bằng lái xe B2 với mục đích là gian dối để chiếm đoạt tài sản thì các bạn có thể kiện thầy Bình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì số tiền các bạn nộp cho thầy là 3 triệu nên sẽ áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại."
>>Trong trường hợp này thì cá bạn có thể ra cơ quan gần nhất để tố cáo tội phạm
Thứ hai là khi các bạn đã thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng cho thầy để thầy dậy học thi bằng lái và ngay từ đầu thầy ấy không có ý định lừa đảo nhưng vì một lý do nào đó mà thầy ý không tiếp tục dạy học cho các bạn và cũng không trả lại tiền thì trong trường hợp này thầy Bình chỉ vi phạm và bị xử lý theo trách nhiệm dân sự thì thầy ấy có thể vi phạm nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.Trong trường hợp này thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết (đòi lại số tiền đã đưa cho thầy ấy). Tranh chấp giữa các bạn và thầy ấy là tranh chấp về hợp đồng dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn hãy gửi đơn đến tòa án để được giải quyết kèm theo các bằng chứng theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
"Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án."
Còn về việc bạn hỏi là các bạn không biết thông tin chính xác thầy đấy ở đâu thì cá bạn có thể đến trường nơi thầy đấy đã dạy để biết được thông tin về thầy đấy hoặc nhờ bạn của bạn - người đã giới thiệu thầy cho các bạn để biết hoặc với số điện thoại và biển số xe máy thì bạn có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền giúp tìm ra thông tin chính xác về thầy đấy để đi khởi kiện đúng tòa án nơi của bị đơn cư trú.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!