Luật sư tư vấn:
Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền tài sản.
Theo quy tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Tài sản trước hết là điều kiện vật chất để nuôi sống con người (lương thực, thực phẩm), tài sản còn là các vật chất khác do con người tạo ra, chiếm hữu được và sử dụng được nhằm để duy trì, bảo vệ cuộc sống và phát triển (nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các vật phẩm khác...). Quyền tài sản: Là các quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao được trong quan hệ pháp luật dân sự. Những quyền tài sản phổ biến ở Viêt Nam hiện
nay là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu trả một khoản nợ, quyền đòi hồi thường thiệt hại.
Tài sản được hiểu là vật chát và các lợi ích vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển của con người. Mặt khác, tài sản còn là điều kiện để chủ thể sử dụng vào các quan hệ trao đổi tài sản, bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tài sản phải tồn tại khách quan và theo khả năng của con người thi phải chiếm hữu, chi phối, kiểm soát được. Những tài sản ảo, con người không kiểm soát được theo khả năng, không lác định được các thuộc tính của nó, do vậy không thể dùng làm đối tượng của các quan hệ pháp luật dân sự.
Đối với quyền sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ trong thời đại phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn thế giới, việc áp dụng các thành quả của lao động sáng tạo trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ luôn luôn được mỗi quốc gia quan tâm.
Về sở hữu trí tuệ và sản phím trí tuệ hên quan đến những quan hệ thuộc lĩnh vực dân sự, thương mại, công nghệ, lao động có yếu tố sản phẩm trí tuệ liên quan đến quyền tác giả, quyền kể cận quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh. Những tranh chấp thường phát sinh tử những quan hệ có đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khi giải quyết luôn luôn là những vấn đề nóng và phức tạp, nhất là quan hệ thương mại, ngoại thương.
Tài sản sáng tạo trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt, nhưng có thể chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị của công nghệ, có hàm lượng trí tuệ cao, thuận tiện khi sử dụng. Với tư cách là chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ, chủ sở hữu trí tuệ có quyền sử dụng, quyền chuyển giao và quyền ngăn chặn hành vi chiếm hữu, sử dụng, mua bán trái phép tài sản trí tuệ của mình. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ và chủ sở hữu tài sản khác là đặc điểm vô hình của sản phẩm sáng tạo trí tuệ, nó không thể xác định được bằng các đặc điểm vật chất của nó. Các tài sản vô hình là sáng chế, thương hiệu, quyền tác giả, quyền kể cận quyền tác giả, bí mật thương mại là các đối tượng của sáng tạo trí tuệ, được pháp luật của mỗi quốc gia bảo vệ, phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Việt Nam là một quốc gia tham gia nhiều tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ, thương mại, đồng thời là thành viên của nhiều công ước và hiệp ước quốc tế trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Việt Nam còn ký kết nhiều hiệp định song phương về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thương mại. Vì vậy, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ phát triển mạnh mẽ và ngày càng được thoàn thiện phù hợp với các công ước, hiệp ước quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là nước thành viên.
Tại Phần quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, được quy định tại Phần thứ năm, chương XVI Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019) từ Điều 198 đến Điều 201.
Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tự bảo vệ. Theo quy định tại Điều này, thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp như công nghệ, yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuê cả mình. Ngoài ra, chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Biện pháp khởi kiện ra Tòa án hoặc cơ quan trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc tạo ra, bảo hộ, áp dụng, chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Tổ chức, cá nhân bị gây thiệt hại do có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy dịnh của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biên pháp dân sự, biện pháp hành chính để giải quyết.
Các sản phẩm sáng tạo trí tuệ được tạo ra bởi con người. Những giải pháp kỹ thuật như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, những sản phẩm trí tuệ được áp dụng vào sản xuất kinh doanh như nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh... chủ sở hữu, chủ Bằng bảo hộ được pháp luật quy định bảo vệ. Cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn được coi trọng. Chỉ có sự công bằng, minh bạch trong việc sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ và việc áp dụng có hiệu quả các sản phẩm sáng tạo trí tuệ mới mang lại cho đất nước có sức hút về đầu tư trong nước và nước ngoài. Cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, công bằng mới khuyến khích được sáng tạo trí tuệ và đầu tư tạo ra các sản phẩm mới trong xã hội và mở rộng hội nhập quốc tế về lĩnh vưc thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ dựa trên căn cứ pháp luật, sẽ ngăn chặn được các hành vi làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư chân chính và của khách hàng. Pháp luật sở hữu trí tuệ được thực hiện có hiệu quả nhằm chống lại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ nhằm bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng và uy tín trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Vì vậy, có thể khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là các biện pháp, cách thức của chủ sở hữu, của Tòa án, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, hạn chế, buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc bồi thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, của chủ thể có quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền của tác giả, quyền của chủ Bằng bảo hộ đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và quyền ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.6162, hoặc có thể Đặt lịch để gặp luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.