1. Cổ đông sáng lập sau 1 thời gian công ty đi vào hoạt động thì số vốn góp của cổ đông này chỉ còn chiếm 4% do chuyển nhượng cho cổ đông khác (trái với điều 110 Luật doanh nghiệp). Tôi muốn hỏi rằng cổ đông này có bị chấm dứt tư cách thành viên không?

2. Về việc bầu thành viên Hội đồng quản trị, theo phương thức Bầu dồn phiếu: chúng tôi đã nghiên cứu trong Luật doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ phương thức này, luật sư vui lòng giải thích rõ hơn về cách thức này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

1. Chấm dứt tư cách thành viên của cổ đông sáng lập

Căn cứ theo điều 119, của Luật doanh nghiệp năm 2014 trước đây (thay thế bởi: Luật doanh nghiệp năm 2020) quy định như sau:

" Điều 119:Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập...

2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó...."

Luật Doanh nghiệp không quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên sáng lập trong công ty cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập còn tuân theo quy định của điều lệ công ty và phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của luật Doanh nghiệp. Về điều kiện của cổ đông sáng lập và chấm dứt tư cách thành viên cổ đông sáng lập phải căn cứ vào Điều lệ của công ty. Nếu Điều lệ Công ty quy định cổ đông sáng lập phải có một số cổ phiếu (vốn) tối thiểu thì cổ đông sáng lập nào có số cổ phiếu (vốn) không đáp ứng sẽ bị mất tư cách cổ đông sáng lập. Nếu điều lệ Công ty không quy định thì sẽ căn cứ vào quy định sau của luật doanh nghiệp .

"Điều 112. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp

1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

3. Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;

d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này."

 

2. Quy định vấn đề bầu dồn phiếu

"Điều 144. Điều kiện để nghị quyết được thông qua...

3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty...."

Bâu dồn phiếu được hiểu như sau, mỗi cô đông có tổng số phiếu bầu bằng vơi tổng số cổ phần có uyền biểu quyết nhân với số ứng viên tham gia HĐQT hoặc BKS và có thể dồn phiếu cho ứng cử viên khác.   Ví dụ Ông A có 100 cổ phần thì sẽ có  100 cổ phiếu, cần bầu 5 thành viên HĐQT do đó ông A có 500 phiếu bầu cho ƯCV mình tín nhiệm. Ông A có thể bầu như sau:

STT

Ứng cử viên

số phiếu bầu ( TH bầu đều)

Số phiếu bầu ( TH bầu dồn)

1 X 100 500 (được A tín nhiệm) 
2 Y 100 0
3 Z 100 0
4 T 100 0
5 M 100 0
Tổng 500 500

Ông A cũng có thể không sử dụng hết số phiếu của mình để biể quyết cho các ƯCV. Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị của công ty cổ phần mới 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi:1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.