1. Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị của Công ty cổ phần

Giới thiệu toàn văn mẫu biên bản họp hội đồng quản trị của Công ty cổ phần nội dung cụ thể sẽ phụ thuộc vào các vấn đề được đưa ra bàn thảo và quyết định của công ty Công ty cổ phần:

 >> Tải ngay: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị mới nhất

 

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ……………….

Số:_____/BB-HĐQT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày___tháng___năm 20…

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

Hôm nay, ….. giờ ngày ….. tháng …. năm 20…., CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ……. (“Công Ty”), mã số doanh nghiệp: ……………., có địa chỉ trụ sở chính tại số …., phố ….., phường ….., quận ….., thành phố Hà Nội, Việt Nam, tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị của Công Ty (“Hội Đồng Quản Trị”) tại trụ sở chính của Công Ty.

 

I. MỤC ĐÍCH, CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG CUỘC HỌP

Hội Đồng Quản Trị xem xét và quyết định việc tổ chức hoạt động của: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ……. TẠI ………... Tại địa chỉ kinh doanh của Chi Nhánh tại: Tầng ….. – Khách sạn …… – Tổ ….. – Phố ……, thị trấn ….., huyện ……, tỉnh …...

 

II. THÀNH PHẦN THAM DỰ

Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm:

1. Chủ toạ cuộc họp: Bà …………….. – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

2. Thư ký cuộc họp: Bà ……………..

3. Tất cả các thành viên của Hội Đồng Quản Trị gồm:

Bà ……………… – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

Ông …………….. – Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Ông ......................... – Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Tổng số thành viên dự họp: 3 thành viên.

Tổng số phiếu biểu quyết: 3 phiếu biểu quyết.

Cách thức dự họp: Tất cả các thành viên Hội Đồng Quản Trị tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp.

 

III. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC THẢO LUẬN VÀ BIỂU QUYẾT TẠI CUỘC HỌP

Theo đề nghị của các thành viên Hội Đồng Quản Trị, tại cuộc họp, Hội Đồng Quản Trị đã xem xét, thảo luận và biểu quyết phê chuẩn các nội dung cụ thể như sau:

- Chi nhánh lập báo cáo thu/chi tài chính định kỳ theo hướng dẫn cụ thể của phòng kế toán/Tài chính của công ty Cổ phần Xây dựng …..

- Chi nhánh chỉ được sử dụng tài khoản ngân hàng của Công ty…………để làm tài khoản giao dịch cho các hợp đồng của Chi nhánh. Thông tin tài khoản giao dịch cụ thể như sau:

Tài khoản số:

Mở tại:

Chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Xây dựng ………………………

- Giám đốc chi nhánh mở một tài khoản tại ngân hàng theo chỉ định của Công ty cổ phần Xây dựng …... Tài khoản này Chỉ được sử dụng vào mục đích để Công ty cổ phần Xây dựng …………..chuyển các khoản kinh phí hoạt động đình kỳ cho chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng …...

- Giám đốc chi nhánh hoạt động phải tuân theo quy chế hoạt động của chi nhánh do Đại hội đồng cổ đông công ty ban hành hoặc theo phạm vi ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Xây dựng …………..;

 

IV. Ý KIẾN CỦA CÁC THÀNH VIÊN DỰ HỌP

Sau khi xem xét và thảo luận kỹ lưỡng về vấn đề trên, các thành viên Hội Đồng Quản Trị đã có ý kiến rằng: Tất cả các nội dung nêu tại Mục III trên đây là phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty. Vì vậy, Hội Đồng Quản Trị đã đi đến nhất trí phê chuẩn việc tổ chức hoạt động của chi nhánh công ty.

 

V. KẾT QUẢ BIỂU QUYẾT

Hội Đồng Quản Trị phê chuẩn việc thành lập chi nhánh của Công Ty với kết quả biểu quyết cụ thể như sau:

1. Những thành viên tán thành: Tất cả các thành viên Hội Đồng Quản Trị;

Tổng số phiếu tán thành: 3 phiếu;

2. Những thành viên không tán thành: Không có thành viên nào;

Tổng số phiếu không tán thành: 0 phiếu;

3. Những thành viên không có ý kiến: không có thành viên nào.

Tổng số phiếu không có ý kiến: 0 phiếu.

 

VI. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI CUỘC HỌP

Căn cứ vào kết quả biểu quyết trên đây, Hội Đồng Quản Trị đã thông qua và phê chuẩn việc thành lập chi nhánh của Công Ty với các nội dung nêu tại Mục III trên đây.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày. Biên bản này được lập trước khi kết thúc cuộc họp này và được lập thành 2 (hai) bản gốc bằng tiếng Việt có giá trị ngang nhau. Các thành viên dự họp không có ý kiến gì thêm. Thư ký cuộc họp đã đọc cho tất cả các thành viên dự họp nghe đầy đủ nội dung của biên bản này.

 

CHỮ KÝ CỦA CHỦ TỌA VÀ THƯ KÝ CUỘC HỌP

CHỦ TOẠ

THƯ KÝ

 

 

2. Nội dung của biên bản họp Hội đồng quản trị ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nội dung bắt buộc phải có của biên bản họp hội đồng quản trị là gì ạ ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

1. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi vào sổ biên bản. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể cả bằng tiếng nước ngoài, có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;

b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;

c) Thời gian, địa điểm họp;

d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được uỷ quyền dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

đ) Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;

g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

h) Các quyết định đã được thông qua;

i) Họ, tên, chữ ký của tất cả thành viên hoặc đại diện theo uỷ quyền dự họp.

Chủ tọa và thư ký phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

2. Biên bản họp Hội đồng quản trị và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ chính của công ty.

3. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý ngang nhau.

 

3. Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị để tăng vốn cho Công ty cổ phần

Họp hội đồng quản trị là một trong những cuộc họp quan trọng đối với công ty cổ phần. Công ty Luật Minh Khuê cung cấp mẫu biên bản họp hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần để Quý khách hàng tham khảo.
Liên hệ 1900.6162 để được tư vấn pháp luật trực tiếp 24/7:

>>  Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

CÔNG TY CỔ PHẦN......

…..***…..

Số: …/BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…..***.......

........, ngày tháng năm 20....

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

( V/v góp vốn thành lập Công Ty Cổ phần ....................... )

Hôm nay, ngày tháng năm 20......, hồi 8h30 tại địa chỉ: ……………………., thành phố Hà Nội

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: …………………….. Giới tính: Nam

Sinh ngày:……………. Dân tộc:Kinh Quốc tịch: Việt Nam

CMTNN/Hộ chiếu số: ……….. do công an Tp.Hà Nội cấp ngày: …………..

Nơi đăng ký HKTT: ………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………….

 

2. Họ và tên: …………………….. Giới tính: Nam

Sinh ngày:……………. Dân tộc:Kinh Quốc tịch: Việt Nam

CMTNN/Hộ chiếu số: ……….. do công an Tp.Hà Nội cấp ngày: …………..

Nơi đăng ký HKTT: ………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………….

Là các cổ đông Công ty cổ phần ..................... cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận và đi đến quyết định các vấn đề sau:

 

I. Góp vốn thành lập Công ty cổ phần ........................

Danh sách cổ đông góp vốn thành lập công ty, như sau:

TT

Tên cổ đông

Phần vốn góp

Tỷ lệ

Hình thức góp Vốn

1

2

 

II. Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp:

Sau khi góp đủ Vốn các cổ đông được Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp theo các nội dung sau:

- Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông ..............

Số 01/GCN cấp ngày ..../../....

- Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông ....................

Số 02/GCN cấp ngày ../../....

Các cổ đông đã góp đủ phần vốn của mình vào công ty, danh sách những người góp vốn đã được lập trong Sổ thành viên, và có Thông báo lập Sổ đăng ký thành viên gửi Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vào ngày tháng năm 20....

 

III. Bầu Ông .................... giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Công ty cổ phần ................

 

IV. Nhất trí cử Ông .............. là người Đại diện theo Pháp luật của Công ty

Cuộc họp kết thúc lúc 11h cùng ngày.

Các cổ đông nhất trí ký tên dưới đây:

-----------------------------

------------------------------

 

 

4. Dịch vụ tổ chức họp đại hội đồng cổ đông hoặc họp hội đồng quản trị

Tổ chức thành công các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc họp Hội đồng quản trị theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật và bảo đảm được quyền lợi của các cổ đông, thành viên hội đồng quản trị là việc không đơn giản. Công ty luật Minh Khuê sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong việc tư vấn và đại diện tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông hoặc họp Hội đồng quản trị theo quy định của luật doanh nghiệp.

Công ty Luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ tư vấn họp Đại hội đồng cổ đông và họp Hội đồng quản trị cụ thể như sau:

 

A. Phương thức tư vấn:

+ Tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng;

+ Tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162;

+ Tư vấn qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn bằng hình thức liên hệ đến hòm thư Công ty luật Minh Khuê.

 

B. Nội dung tư vấn:

1. Tư vấn họp đại hội đồng cổ đông.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, Công ty cổ phần cần phải tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính và có thể gia hạn nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của Công ty.


Nội dung dịch vụ Công ty Luật Minh Khuê cung cấp:

+ Hướng dẫn các vấn đề pháp lý về thủ tục, trình tự trước, trong và sau khi tiến hành cuộc họp;

+ Tư vấn giải quyết các xung đột phát sinh xung quanh cuộc họp để đạt tới sự đồng thuận, vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp;

+ Soạn thảo và chuẩn bị các văn bản, tài liệu cuộc họp: giấy mời, giấy triệu tập, giấy ủy quyền, phiếu góp ý, thẻ biểu quyết, biên bản, quyết định, nghị quyết... phục vụ cho mục đích, nội dung cuộc họp;

+ Cung cấp dịch vụ thư ký cuộc họp, lưu trữ hồ sơ, hoàn thiện thủ tục pháp lý.


2. Tư vấn họp hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.

Nội dung dịch vụ Công ty Luật Minh Khuê cung cấp:

+ Hướng dẫn các vấn đề pháp lý về thủ tục, trình tự trước, trong và sau khi tiến hành cuộc họp;

+ Tư vấn giải quyết các xung đột phát sinh xung quanh cuộc họp để đạt tới sự đồng thuận, vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp;

+ Soạn thảo và chuẩn bị các văn bản, tài liệu cuộc họp: giấy mời, giấy triệu tập, giấy ủy quyền, phiếu góp ý, biên bản, quyết định, nghị quyết... phục vụ cho mục đích, nội dung cuộc họp;

+ Cung cấp dịch vụ thư ký cuộc họp, lưu trữ hồ sơ, hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật, gọi: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!  

 

5. Cuộc họp Hội đồng quản trị diễn ra như thế nào ?

1. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị để bầu Chủ tịch và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiến hành trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất triệu tập.

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên đã bầu theo nguyên tắc đa số một người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

2. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác.

3. Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Có đề nghị của Ban kiểm soát;

b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác;

c) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

5. Chủ tịch phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.

6. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất năm ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.

Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, thư điện tử hoặc phương tiện khác, nhưng phải bảo đảm đến được địa chỉ của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.

7. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập phải gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các thành viên Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc như đối với thành viên Hội đồng quản trị.

Thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị, có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.

Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

9. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được uỷ quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.