Mục lục bài viết
1. Bị can, bị cáo có những quyền gì?
Bị can hay Bị cáo là tên gọi một người khi ở vào các giai đoạn tiến hành tố tụng khác nhau. Được gọi là bị can khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, được gọi là bị cáo khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Theo quy định pháp luật hiện tại, Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy bị can, bị cáo vẫn có những quyền được bảo vệ theo pháp luật. Cụ thể Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các quyền như sau:
1.1. Bị can có những quyền gì?
Bị can có những quyền như sau:
- Được biết lý do mình bị khởi tố.
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự
- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
1.2. Bị cáo có những quyền gì?
Bị cáo có các quyền như sau:
- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này
- Tham gia phiên tòa
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội
- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa
- Nói lời sau cùng trước khi nghị án
- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy bị can, bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Theo các quy định hiện tại người thân được quyền chủ động mời luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
2. Bị can, bị cáo có thể mời Luật sư từ khi nào?
Căn cứ theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng:
- Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
- Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
- Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, bị can, bị cáo có thể mời luật sư ngay khi có quyết định khởi tố bị can, quyết định tạm giữ. Kể cả khi chưa có quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra thì người bào chữa là luật sư được quyền tham gia tố tụng từ khi người phạm tội bị bắt, tạm giữ và được đưa về trụ sở cơ quan điều tra.
3. Lợi thế khi mời Luật sư Luật Minh Khuê tham gia bào chữa trong vụ án hình sự
Khi có sự xuất hiện của Luật sư trong vụ án hình sự Luật sư giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Cụ thể:
- Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về hành vi phạm tội, tính chất mức độ, việc giải quyết của cơ quan tố tụng. Thân chủ không tự trình bày được các luận điểm hay tranh luận với các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Luật sư giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho thân chủ của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc.
- Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý.
- Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án
- Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ xử đúng pháp luật cho thân chủ.
- Luật sư gặp trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng hỏi cung để làm sáng tỏ vụ án
- Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa
- Đối với vụ án hình sự, Luật sư càng vào sớm sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ chưa bị khép, cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án. Hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Điều quan trọng giúp cho thân chủ tránh tối đa lãng phí chi phí không cần thiết và đạt được hiệu quả tối đa trong khi giải quyết công việc.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất, khách hàng có thể liên hệ tới Số điện thoại Luật sư Nguyễn Thị Phương thuộc Công ty Luật Minh Khuê với chuyên môn là mảng Hình sự, Tố tụng hình sự qua đầu số: 0985465912
Bà Nguyễn Thị Phương là luật sư phòng Hỗ trợ khách hàng công ty Luật TNHH Minh Khuê, bà Nguyễn Thị Phương trực tiếp tư vấn pháp luật, giải đáp thắc mắc của khách hàng tại Công ty và qua email.
Bà Nguyễn Thị Phương chịu trách nhiệm tham gia hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong các vấn đề về lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Dân sự, Tố tụng dân sự, Hình sự, Tố tụng hình sự, Bảo hiểm xã hội, Lao động, Tiền lương, Bảo hiểm y tế, Luật Hành chính, Quy trình tố tụng, khởi kiện vụ án hành chính, pháp luật Doanh nghiệp...
Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề trên, khách hàng có thể tìm hiểu tại bài viết: Dịch vụ luật sư hình sự bảo vệ quyền lợi cho bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của Luật Minh Khuê.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Bị can, bị cáo có thể mời Luật sư từ khi nào? mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.