1. Luật sư bào chữa trong quá trình giám đốc thẩm vụ án hình sự của công ty Luật Minh Khuê

Bào chữa được hiểu là việc dùng lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Đây cũng là quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.

Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa như sau: "Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa". Người bào chữa có thể là:

- Luật sư;

- Người đại diện của người bị buộc tội;

- Bào chữa viên nhân dân (Bào chữa viên nhân dân phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có kiến thức pháp lý đồng thời trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt và đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình);

- Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

Luật sư của công ty Luật Minh Khuê sẽ hỗ trợ khách hàng bào chữa trong quá trình giám đốc thẩm vụ án hình sự, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng trong vụ án. Đội ngũ Luật sư của công ty Luật Minh Khuê sẽ hỗ trợ khách hàng về: 

  • Luật sư sẽ lắng nghe, trao đổi thông tin với khách hàng về sự việc và đưa ra lời nhận xét ban đầu để khách hàng có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn;
  • Xem xét các căn cứ giám đốc thẩm;
  • Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng trong vấn đề soạn đơn, nghiên cứu các quy định pháp luật, tham gia vào quá trình tố tụng trong giai đoạn tái thẩm của vụ án hình sự;
  • Đưa ra những phương pháp, phương án khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu,...;
  • Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa.

 

2. Giai đoạn giám đốc thẩm vụ án hình sự

2.1 Giám đốc thẩm là gì?

Giám đốc thẩm được định nghĩa tại Điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, Giám đốc thẩm là xét lại quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng kháng nghị do phát hiện ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án nhằm đảm bảo cho vụ án được khách quan, công bằng.

Theo quy định pháp luật, đối tượng được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật (chưa hoặc đang thi hành) nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trường hợp có vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án nhưng vi phạm đó chưa đến mức nghiêm trọng sẽ không được kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. 

Luật sư Luật Minh Khuê sẽ nghiên cứu hồ sơ cũng như rà soát những căn cứ có lợi và soạn thảo đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Nộp kèm theo đơn là những giấy tờ, chứng cứ thuyết phục để người có quyền kháng nghị xem xét đơn, chứng cứ, đồng thời có thể xem xét mở phiên toà Giám đốc thẩm.

 

2.2 Đối tượng tham gia giai đoạn Giám đốc thẩm

Trong giai đoạn giám đốc thẩm, do tính chất, đặc điểm của thủ tục giám đốc thẩm, nên quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng cũng khác hẳn ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm. Nói chung, đối với người tiến hành tố tụng quyền năng không bị hạn chế như ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm, nhưng đối với những người tham gia tố tụng như người bào chữa, người bị kết án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị, thì quyền năng bị thu hẹp và hạn chế nhiều so với giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm. Mọi hành vi tố tụng ở giai đoạn giám đốc thẩm chủ yếu do những người tiến hành tố tụng thực hiện, trường hợp thật cần thiết mới triệu tập những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên ở giai đoạn giám đốc thẩm những người tham gia tố tụng cũng có một số quyền và những quyền đó đủ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác đúng với quy định của pháp luật.

Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành. Như vậy, theo quy định nêu trên, người bào chữa vẫn có thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (Điều 383 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

 

3. Phương thức liên hệ Luật bào chữa trong quá trình Giám đốc thẩm vụ án hình sự của công ty Luật Minh Khuê

Công ty Luật Minh Khuê với hơn 10 năm phát triển, cùng đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý đông đảo, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, chúng tôi đảm bảo cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng với chi phí hợp lý và chính sách bảo mật tuyệt đối. Đến với Luật Minh Khuê, chúng tôi cam kết tận tình tư vấn, hỗ trợ khách hàng, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư Việt Nam. Bảo mật thông tin của khách hàng một cách tuyệt đối, hình thức tư vấn đa dạng và đảm bảo tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Chi phí hợp lý tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc.

Công ty luật Minh Khuê là đơn vị tiên phong và luôn dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật trực tuyến qua mạng internet, với đội ngũ luật sư uy tín hoạt động trên phạm vi toàn quốc, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến chất lượng, uy tín hàng đầu. Để có thể liên hệ được với Luật sư bào chữa bạn chỉ cần sử dụng điện thoại di động hoặc cố định và gọi về số: 1900.6162. Sẽ có đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại cho bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Ngoài ra, Quý khách hàng cũng có thể đặt lịch tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng thông qua số tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến: 1900.6162. Hoặc gửi yêu cầu qua email lienhe@luatminhkhue.vn của chúng tôi.

Đối với hình thức tư vấn pháp luật hình sự quý khách hàng có thể đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở với Luật sư Nguyễn Thị Phương. Luật sư Phương của công ty Luật Minh Khuê sẽ hỗ trợ khách hàng tư vấn pháp luật hình sự và giải đáp thắc mắc cho khách hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc tư vấn theo giờ qua điện thoại. Nếu quý khách cần hỗ trợ báo phí trực tiếp mời liên hệ Luật sư Phương qua số điện thoại: 0985.465.912 để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh nhất.

Đối với dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự thông qua hình thức trực tiếp bạn có thể đến trực tiếp tại trụ sở Văn phòng công ty luật Minh Khuê tại Hà Nội, thông qua địa chỉ: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.

Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ luật sư bào chữa, tranh tụng tại tòa án uy tín hàng đầu Việt Nam của Luật Minh Khuê

Luật Minh Khuê rất mong được hợp tác! Trân trọng./.