1. Bị gãy răng, dùng răng giả có được miễn nghĩa vụ quân sự ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Em năm nay 24 tuổi, vừa mới ra trường và hiện đang làm kĩ sư xây dựng bên đảo Phú Quốc. Khi còn nhỏ em bị một vụ tai nạn giao thông làm em bị gãy mất một răng cửa trên và hai răng cửa dưới, hiện em đang phải đeo răng giả nhưng việc tháo lắp rất dễ dàng. Em nghe nói trường hợp như em sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.
Vậy xin luật sư tư vấn giúp em là theo luật nghĩa vụ quân sự, em có được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ quân sự hay không ?
Xin cảm ơn.
Người gửi: Đ.Q.Đ

>> Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6162

Trả lời:i

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Theo Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tình trạng sức khỏe được phân loại cụ thể như sau:

"Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Căn cứ phân loại sức khỏe

Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thôngtư này.

2. Cách cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

5. Một số điểm cần chú ý

a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị".

Như vậy, dù bạn thuộc trường hợp nào trong phụ lục trên thì bạn vẫn đáp ứng đủ sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do đó, bạn không được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Gãy tay có được miễn nghĩa vụ quân sự không ?

Chào luật sư, tôi sinh năm 1993, khi nhỏ tôi từng bị gãy tay phải mổ gắn ốc, bây giờ có được miễn NVQS hay không?
Cảm ơn luật sư!

Gãy tay có được miễn nghĩa vụ quân sự không ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Khoản 2 Điều 41, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về những trường hợp được miễn NVQS, cụ thể là :

"2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.".

Như vậy, trường hợp của bạn khi nhỏ từng bị gãy tay mổ gắn ốc không phải là trường hợp được miễn gọi nhập ngũ. Tham khảo bài viết liên quan:Là con duy nhất có được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ quân sự không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Cần làm gì để có Giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư, em năm nay 18 tuổi nhưng vẫn chưa nhận được giấy triệu tập nghĩa vụ quân sự. Sắp tới em phải làm hồ sơ đại học và trường yêu cầu phải có giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Vậy cho em hỏi em cần làm gì để có được giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự ạ ?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cần làm gì để có Giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự ?

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, cụ thể như sau:

"Điều 4. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

1. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) thực hiện.

2. Hồ sơ

a) Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

b) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).

3. Trình tự thực hiện

a) Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân;

b) Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân, tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại nơi cư trú;

c) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký;

d) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh)".

Như vậy việc bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự khi bạn trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự chưa được đăng ký là việc bạn phải đển Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cư trú xuất trình chứng minh thư và kê khai lý lịch để đăng ký lần đầu vào sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ. Tham khảo bài viết liên quan: Không đi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự có sao không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Trốn tránh đi nghĩa vụ Quân sự có phải chịu trách nhiệm gì không ?

Thưa luật sư, Xin hỏi: Tôi được mời kham tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình nên hôm đó tôi không đến. Sau đó Ủy ban Nhân dân xã có mời tôi lên làm việc và lập biên bản tôi tai phòng làm việc của ban Chỉ huy Quân sự xã.
Vậy luật sư tư vấn giúp tôi việc lập biên bản như vậy có đúng trình tự, thủ tục theo quy định không ?
Xin cám ơn luật sư

Trốn tránh việc tham gia nghĩa vụ Quân sự có phải chịu trách nhiệm gì không ?

Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy đinh của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

"Điều 59. Xử lý vi phạm

1.Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Theo quy định của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

Và theo Khoản 1 - Điều 6 - Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếucủa chính phủ quy định như sau :

" Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. "

Căn cứ vào các quy định trên cũng như thông tin bạn cung cấp thì việc ban Chỉ huy Quân Sự xã lập biên bản đối với bạn là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú, làm việc, học tập ?

Thưa luật sư, Em năm nay 21 tuổi quê ở thái bình và em đang có giấy gọi khám tuyển tại quê nhà. Nhưng em đang sống và làm việc tại HCM. Nếu em muốn thực hiện việc khám tuyển và nếu đạt tiêu chuẩn nghĩa vụ quân sự mà em muốn thực hiện NVQS tại khu vực phía Nam nơi em sống hiện tại thì phải cần những giấy tờ gì và phải làm thế nào?

Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến gọi 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 17 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:

"Điều 17. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; tạm vắng; đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến

1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung:

Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.

2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập:

a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;

b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.

3. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng:

Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.

4. Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến được đăng ký theo quy định của Chính phủ."

Trường hợp bạn đang sinh sống và làm việc trong Nam nhưng vì bạn vẫn còn hộ khẩu ở địa phương nên bạn mới có giấy gọi tại địa phương. Nếu bạn muốn tham gia nghĩa vụ quân sự tại phía Nam - nơi bạn cư trú hiện tại thì bạn phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến. Như vậy thì Ban chỉ huy quân sự mới nắm được tình hình của bạn và có giấy gọi nhập ngũ theo mong muốn của bạn. Tham khảo bài viết liên quan:Hoãn nghĩa vụ quân sự và độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật NVQS - Luật Minh KHuê