Tăng giảm cỡ chữ:

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được chi trả bảo hiểm không ?

Với quy định của pháp luật hiện nay, khá khó khăn và đôi khi mang tính chất cảm tính khá nhiều khi xác định các trường hợp tai nạn giao thông trên đường đi làm về là tai nạn lao động. Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp một số kía cạnh pháp lý liên quan:

1. Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được chi trả bảo hiểm không ?

Kính chào Luật Minh Khuê! Tôi làm việc ở công ty A hiện tại được hơn 1 năm và mới ký hợp đồng lần 2. Nhưng gần cuối tháng 6 khi trên đường đi làm về tôi bị một người say rượu tông vào khiến xe tôi bị hư hỏng và người bị bầm tím, bị gãy xương thuyền tay trái và người đó đã bỏ trốn.

Tôi đã đến bệnh viện tỉnh ở quê khám và đã xin giấy chuyển tuyến lên bệnh viện thành phố để điều trị. Tôi phải bó bột 3 tháng và phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi.

Chế độ quyền lợi về bảo hiểm của tôi như thế nào?

Luật sư trả lời:

Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn một số điều BLLĐ, tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở. Theo đó, trường hợp của bạn được xem là tai nạn lao động. Về điều kiện hưởng, bạn cần đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

Bạn có thể được hưởng trợ cấp hàng tháng nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên hoặc hưởng trợ cấp một lần nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% theo quy định tại Điều 48, Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

"Điều 48. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

...

Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó..."

2. Đóng bảo hiểm được 26 tháng đang hưởng thất nghiệp có được hưởng thai sản không ?

Thưa luật sư, Em tên Nguyễn Thị Hiên. E đang sống tại thành phố bắc ninh. Em có câu hỏi hỏi báo bạn đọc như sau : Em đã đóng bảo hiểm được 26 tháng. Em đã nghỉ việc từ tháng 6 đến nay. Đã thông báo đang kí bảo hiểm thất nghiệp. Và bây giờ e đang mang thai được 2 tháng.
Vậy khi Em sinh, Em có được hưởng chế độ thai sản không ạ?
Em xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

" Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

Do đó, để được hưởng trợ cấp thai sản bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh.

3. Tư vấn nộp bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Con gái tôi cháu tham gia BHXH và cháu sinh được lĩnh chế độ thai sản, cháu được nghỉ chế độ thai sản đến tháng 10 năm 2016. Do sức khoẻ yếu cháu nghỉ 2 tháng (tháng 11+12) không tham gia BHXH. Trong quá trình cháu đóng BHXH cháu có được hưởng chế độ thai sản không?
Trân trọng cảm ơn.

Tư vấn nộp bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản ?

Luật sư tư vấn luật lao động gọi số:1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

" Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
"Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này."

Theo quy định trên, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

4. Có được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này không ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi đóng bảo hiểm xã hội. Đến ngày 30/5/2020 tôi sanh vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Có được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này không ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

" Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con thì người lao động phải đóng bảo hiểm đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo thông tin bạn cung cấp thì Bạn phải đóng bảo hiểm được 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con bạn mới được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.

5. Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi bắt đầu mang thai có được hưởng chế độ thai sản ?

Chào quý công ty luật Minh Khuê. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này với ạ. Vợ tôi đóng BHXH tự nguyện.

Không biết khi vợ tôi nghỉ sinh có được hưởng chế độ thai sản không ạ , nếu có thì chế độ hưởng cũng như mức hưởng được tính thế nào ?

Xin chân thành cảm ơn quý công ty!

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi bắt đầu mang thai thì khi sinh có được hưởng chế độ thai sản ?

Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản với lao động nữ mang thai, sinh con, Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy đinh như sau:

"2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."

Mức hưởng chế độ thai sản theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc một tháng sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê

5 sao của 1 đánh giá

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày
Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT Liên hệ qua Facebook Messenger Liên hệ qua Email
Mở Đóng