1. Hiểu thế nào là tạm giam, người bị tạm giam ?

Tạm giam là biện pháp áp dụng đối với bị can, bị cáo đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Đây là một biện pháp ngăn chặn được trong tố tụng hình sự. Theo quy định Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sư 2015 quy định tạm giam áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng hình phạt tù trên 2 năm nếu có căn cứ thuộc trong các trường hợp sau:

- Bị can, bị cáo đã bị áp dụng biện pháo ngăn chặn khác nhưng vi phạm.

- Không xác định được lý lịch và không có nơi cư trú của can.

- Bị bắt và bỏ trốn theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.

- Có dấu hiệu phạm tội hoặc tiếp tục phạm tội .

- Bị can, bị cáo có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật ; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, không chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này.

Người bị tạm giam theo quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự là người đang bị quản lý tại cơ sở trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam bao gồm bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù , người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Trong suốt quá trình tạm giam, người bị người tạm giam có quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, được đảm bảo chế ở, mặc đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, nhận thư, nhận quà, được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự,được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý...,Ngoài ra, người bị tạm giam có nghĩa vụ sau:

- Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

 

2. Quy định về đối tượng thăm giam người bị tạm giam ?

Căn cứ vào Thông tư 34/2017/TT-BCA thì thân nhân được đến thăm người bị tạm giam. Người được xác định là thân nhân là những người có mối quan hệ sau:

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Bố đẻ, mẹ đẻ ,bố nuôi, mẹ nuôi.

- Bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ.

- Vợ , chồng.

- Anh, chị em ruôt.

- Con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người tạm giam.

- Cháu nội, cháu ngoại khi người bị tạm giam ông bà nội, ông bà ngoại.

Trước khi đến gặp người bị tạm giam, thân nhân đến thăm phải chuẩn bị một số giấy tờ tùy thân để xuất trình như sau:

- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

- Trường hợp là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, công an nhân dân thì phải có giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên.

- Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh.

- Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giam ( Giấy chứng nhận kết hôn,Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận nuôi con nuôi...).

Ngoài ra người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị của Ủy ban nhân dân xác nhận, trường hợp người đến gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

 

3. Thời gian gặp người bị tạm giam ?

Trong một tháng người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ, người bị tạm giam được gặp không quá 3 thân nhân trong mỗi lần gặp ( trừ trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định ). Thủ trưởng cơ sở giam giữ sẽ quyết định bằng văn bản cho việc thăm thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp.

Cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc đến thăm thì thủ trưởng cơ sở giam giữ thông báo thời điểm thăm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án để phối hợp.

 

4. Trường hợp nào thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giam ?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 22 của Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 có quy định:

- Khi gặp thân nhân không mang theo giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người tạm giam. Người bào chữa không xuất trình được giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giam.

- Có văn bản đề nghị của cơ quan đang thụ ý vụ án không cho người tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án.

- Có dịch bệnh xảy ra trong khu vực có cơ sở giam giữ.

- Các trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tam giam.

- Người bị tạm giam đang cấp cứu hoặc đnag mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.

- Đang trong quá trình tố tụng như lấy lời khai, hỏi cung và các hoạt động tố tụng khác,

- Người bị tam giam không đồng ý thăm gặp ( trường hợp này người thăm gặp được trực tiếp gặp bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp)

- Người đến thăm găp vi phạm hai lần trở lên  nội quy cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ.

- Người đang tạm giam đang bị đang kỷ luật khi có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.

 

5. Giải quyết cho người bị tạm giam nhận quà. 

Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá 3 lần trong 1 tháng ( định lượng quà là đồ ăn, đồ uống mỗi lần gửi không quá 3 lần tiêu chuẩn trong 1 tháng). Quà gửi cho người bị tạm giam bao gồm : 

- Tiền ( phải tiền phải Việt Nam và phải gửi lưu ký tại cơ sở giam giữ, trường hợp người bị tạm giam là người nước ngoài được nhận tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ và được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm gửi . Tuy nhiên người bị tạm giam không được sử dụng tiền mặt, cơ sở giam giữ có trách nhiệm mở sổ tiếp nhận, theo dõi, quản lý việc sử dụng tiền lưu ký.)

- Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ ( thân nhân gửi cho thuốc phải có đầy đủ nguồn gốc xuất xử rõ ràng, còn hạn sử dụng và có đơn thuốc của thầy thuốc tại cơ sở y tế nhà nước).

- Đồ ăn.

- Đồ uống.

- Đồ dùng sinh hoạt.

- Tư trang cá nhân ( trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm )

Ngoài ra, thân nhân có thể gửi quà cho người tạm giam tại cơ sở giam giữ, trọng lượng mỗi lần gửi không quá 3kg, tiền được phép gửi qua đường bưu điện ). Cá nhân, tổ chức khi gửi quà cho người bị tạm giam cần phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật để tránh trường hợp bị Thủ trưởng cơ sở giam giữ ra quyết định từ chối.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến tạm giam mà Luật Minh Khuê giải đáp và gửi đến khách hàng. Mọi vướng mắc Quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số : 1900.6162 để được nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!